Đề thi giữa kì 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó.

20 s.
30 s.

15 s.

25 s.
Câu 2:

Năng lượng có tính chất nào sau đây?

Là một đại lượng vô hướng.

Có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.

Có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.

Các đáp án trên đều đúng.

Câu 3:

Công thức tính động năng của vật khối lượng m

Wd=m.ν22
Wd=m.ν2
Wd=2.m.ν
Wd=2m.ν
Câu 4:

Chọn câu sai:

Công thức tính động năng: Wd=m.ν22.

Đơn vị động năng là: kg.m/s2.
Đơn vị động năng là đơn vị công.                  

Đơn vị động năng là: W.s.

Câu 5:

Một người có khối lượng m1= 50  kg đang chạy với vận tốc ν1= 3  m/s thì nhảy lên một toa xe khối lượng m2= 150  kg  chạy trên đường ray nằm ngang song song ngang qua người đó với ν2= 2  m/s. Tính vận tốc của toa xe sau khi người đó nhảy lên nếu ban đầu toa xe và người chuyển động cùng chiều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

2,5 m/s.
3 m/s.
2,25 m/s.

5 m/s.

Câu 6:

kW.h là đơn vị của

công.
công suất.
hiệu suất.

lực.

Câu 7:

Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì

thế năng cực tiểu.
thế năng cực đại.
cơ năng cực đại.
cơ năng bằng 0.
Câu 8:

Động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu khối lượng của vật tăng gấp đôi và tốc độ của vật giảm còn một nửa?

Không đổi.
Giảm 2 lần.
Tăng 2 lần.
Giảm 4 lần.
Câu 9:

Trong các quá trình chuyển động sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi?

Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại.

Vật được ném ngang.

Vật đang rơi tự do.

Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 10:

Trong trường hợp nào sau đây, hệ có thể được xem là hệ kín

Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.

Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.

Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.

Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.

Câu 11:

Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì

động lượng của vật không đổi.

động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.

động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.

động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.
Câu 12:

Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động với vận tốc lần lượt là v1 và v2. Động lượng của hệ có giá trị

m.v
m1.v1+m2.v2
0
m1.v1+m2.v2
Câu 13:

Lò nung trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?

Thực hiện công.
Truyền nhiệt.

Phát ra các tia nhiệt.

Không trao đổi năng lượng.

Câu 14:

Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng trung bình của mỗi người bằng 500 N, từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6 m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Tính công suất của cầu thang cuốn này?

4 kW.  
5 kW. 
1 kW.  
10 kW.
Câu 15:

Một máy nâng có công suất 1500 W, nâng một vật khối lượng 100 kg lên độ cao 36 m trong vòng 45 s. Lấy g = 10 m/s2. Hiệu suất của máy là

5,3%.
48%.
53%.
65%.
Câu 16:

Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F. Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:

p=Fm.
p=Ft.
p=Fm.
p=Ft.
Câu 17:

Một khẩu súng đại bác nằm ngang khối lượng ms = 1000 kg, bắn một viên đạn khối lượng md = 2,5 kg. Vận tốc viên đạn ra khỏi nòng súng là 600 m/s. Tìm vận tốc của súng sau khi bắn?

1 m/s. 
-1 m/s.         
1,5 m/s. 

1,5 m/s.

Câu 18:

Đơn vị không phải đơn vị của công suất là

N.m/s. 
W. 
J.s. 
HP.
Câu 19:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.

Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.

Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.

Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.

Câu 20:

Một vật khối lượng 1000 kg được cần câu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 50 s. Lấy g = 10 m/ s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cu là

15 000 W. 
2 500 W. 
4 000 W. 
1 000 W.
Câu 21:

Cơ năng là một đại lượng:

luôn luôn khác không.     
luôn luôn dương.
luôn luôn dương hoặc bằng không.      
có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 22:

Một ô tô tải khối lượng 5 tấn và một ô tô con khối lượng 1300 kg chuyển động cùng chiều trên đường với cùng tốc độ không đổi 54 km/h. Động năng của ô tô con trong hệ quy chiếu gắn với ô tô tải là:

416 250 J. 
427 100 J. 
380 100 J. 
0.
Câu 23:

Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi?

Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông.

Bắn một đầu đạn vào một bao cát.

Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác.

Ném một cục đất sét vào tường.

Câu 24:

Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây

Va chạm mềm (còn gọi là va chạm (1) … ) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng (2) … sau va chạm. Động năng của hệ sau va chạm (3) … động năng của hệ trước va chạm.

(1) đàn hồi; (2) vận tốc; (3) bằng.

(1) đàn hồi; (2) tốc độ; (3) lớn hơn.

(1) không đàn hồi; (2) vận tốc; (3) nhỏ hơn.

(1) không đàn hồi; (2) tốc độ; (3) bằng.

Câu 25:

Cho hai vật va chạm trực diện với nhau, sau va chạm, hai vật dính liền thành một khối và chuyển động với cùng vận tốc. Động năng của hệ ngay trước và sau va chạm lần lượt là Wđ và Wđ’. Biểu thức nào dưới đây là đúng?

Wđ = Wđ’.
Wđ < Wđ’.
Wđ > Wđ’.
Wđ = 2Wđ’.
Câu 26:

Hai vật nhỏ có khối lượng khác nhau ban đầu ở trạng thái nghỉ. Sau đó, hai vật đồng thời chịu tác dụng của ngoại lực không đổi có độ lớn như nhau và bắt đầu chuyển động. Sau cùng một khoảng thời gian, điều nào sau đây là đúng?

Động năng của hai vật như nhau.

Vật có khối lượng lớn hơn có động năng lớn hơn.

Vật có khối lượng lớn hơn có động năng nhỏ hơn.

Không đủ dữ kiện để so sánh.

Câu 27:

Một vận động viên nhảy cầu, nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là:

14,14 m/s.
8,94 m/s.
10,84 m/s.

7,7 m/s.

Câu 28:

Ba quả bóng giống hệt nhau được ném ở cùng một độ cao từ đỉnh của tòa nhà như Hình 17.1. Quả bóng (1) được ném theo phương ngang, quả bóng (2) được ném xiên lên trên, quả bóng (3) được ném xiên xuống đưới. Các quả bóng được ném với cùng tốc độ đầu. Bỏ qua lực cản của không khí. Sắp xếp tốc độ của các quả bóng khi chạm đất theo thứ tự giảm dần.

loading...

 

1, 2, 3
2, 1, 3
3, 1, 2
Ba quả bóng chạm đất với cùng tốc độ.