Đề thi Giữa kì II Hóa học 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65)
I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhịêt độ cao.
B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại.
C. Oxi không có mùi và vị.
D. Oxi cần thiết cho sự sống.
Câu 2:
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3. Vì lí do nào sau đây?
A. Dễ kiếm, rẻ tiền.
B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxi.
C. Phù hợp với thiết bị hiện đại.
D. Không độc hại.
Câu 3:
Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam cacbon trong 4,8 gam oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam khí CO2?
A. 6,6 gam.
B. 6,5 gam.
C. 6,4 gam.
D. 6,3 gam.
Câu 4:
Sự oxi hóa là
A. sự tác dụng của hiđro với một chất.
B. sự tác dụng của nitơ với một chất.
C. sự phân hủy của một chất.
D. sự tác dụng của oxi với một chất.
Câu 5:
Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?
A. 4Al + 3O2  2Al2O3.
B. CaCO3  CaO + CO2.
C. Fe + H2O  FeO + H2↑.
D. CO + CuO  Cu + CO2.
Câu 6:
Khử hoàn toàn 24 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Khối lượng đồng kim loại thu được là
A. 6,4 gam.
B. 12,8 gam.
C. 16,0 gam.
D. 19,2 gam.
Câu 7:
Ứng dụng nào sau đây không phải của khí hiđro?
A. Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa.
B. Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.
C. Dùng trong đèn xì oxi-hiđro để hàn cắt kim loại.
D. Dùng để dập tắt đám cháy.
Câu 8:
Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?
A. CO.
B. SO3.
C. P2O5.
D. N2O5­.
Câu 9:
Chọn định nghĩa về phản ứng phân hủy đầy đủ nhất?
A. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó có một chất sinh ra một chất mới.
B. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó có một chất sinh ra hai chất mới.
C. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
D. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra.
Câu 10:
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhờ dựa vào tính chất nào?
A. Khí oxi tan trong nước.
B. Khí oxi ít tan trong nước.
C. Khí oxi khó hóa lỏng.
D. Khí oxi nhẹ hơn nước.
Câu 11:
Khi phân hủy có xúc tác 122,5 gam kaliclorat, thể tích khí oxi thu được sau khi phân hủy là
A. 48,0 lít.
B. 24,5 lít.
C. 67,2 lít.
D. 33,6 lít.
Câu 12:
Thành phần không khí gồm
A. 21% N2; 78% O2 và 1% là các khí khác.
B. 78% N2; 21% O2 và 1% là các khí khác.
C. 50% N2; 20% O2 và 30% là các khí khác.
D. 100% O2.
Câu 13:
Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là
A. chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
B. phải đủ khí oxi cho sự cháy.
C. cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy.
D. cả A và B.
Câu 14:
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. C + O2  CO2.
B. Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2.
C. CaCO3  CaO + CO2.
D. 3Fe + 2O2  Fe3O4.
Câu 15:
Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
B. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑.
C. 2H2O  2H2↑ + O2↑.
D. CuO + H2  Cu + H2O.
Câu 16:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
B. CaCO3 CaO + CO2.
C. Fe + S  FeS.
D. CuO + CO  Cu + CO2.
Câu 17:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.
B. CaCO3 CaO + CO2.
C. Fe + S  FeS.
D. CuO + CO  Cu + CO2.
Câu 18:
Cho phương trình hóa học của phản ứng: Fe2O3 + 3H2  2Fe + 3H2O. Phát biểu đúng là

A. Phản ứng hóa học trên không là phản ứng oxi hóa – khử.

B. Phản ứng hóa học trên là phản ứng oxi hóa – khử; Fe2O3 là chất oxi hóa, H2 là chất khử.
C. Phản ứng hóa học trên là phản ứng oxi hóa – khử; Fe2O3 là chất khử, H2 là chất oxi hóa.
D. Phản ứng hóa học trên là phản ứng phân hủy.
Câu 19:
Khử hoàn toàn 11,6 gam Fe3O4 bằng khí hiđro dư. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 5,60 gam.
B. 7,84 gam.
C. 8,40 gam.
D. 8,96 gam.
Câu 20:
Kim loại không tan trong nước là
A. Na.
B. K.
C. Ca.
D. Cu.
Câu 21:
Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra
A. khí hiđro và khí oxi.
B. khí hiđro và khí cacbon oxit.
C. khí oxi và khí cacbon oxit.
D. khí hiđro và khí clo.