Đề thi Giữa kì II Hóa học 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 9)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65)
I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước.
B. Khí oxi nhẹ hơn không khí.
C. Oxi hóa lỏng ở − 183oC.
D. Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
Câu 2:
Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hoàn toàn 4 mol lưu huỳnh?
A. 128 gam.
B. 160 gam.
C. 144 gam.
D. 176 gam.
Câu 3:
Khí oxi không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Fe.
B. S.
C. P.
D. Ag.
Câu 4:
Phản ứng hóa hợp là
A. phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
B. phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
C. phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
D. phản ứng hóa học giữa một đơn chất và một hợp chất, sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Câu 5:
Oxit của một nguyên tố có hóa trị II chứa 19,753% oxi (về khối lượng). Công thức hóa học của oxit đó là
A. CuO.
B. FeO.
C. CaO.
D. ZnO.
Câu 6:
Đốt nóng CuO tới khoảng 400oC rồi cho luồng khí H2 đi qua. Trong phản ứng trên, hiđro thể hiện
A. tính khử.
B. tính oxi hóa.
C. tính khử và tính oxi hóa.
D. không có tính khử và không có tính oxi hóa.
Câu 7:
Phát biểu không đúng là
A. Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí.
B. Khí hiđro có tính khử, có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.
C. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Câu 8:
Một loại đồng oxit có tỉ lệ khối lượng giữa Cu và O là 8:1. Công thức hóa học của oxit này là
A. CuO.
B. Cu2O.
C. CuO2.
D. Cu2O2.
Câu 9:
Cách đọc tên nào sau đây sai?
A. CO2: cacbon (II) oxit.
B. CuO: đồng (II) oxit.
C. FeO: sắt (II) oxit.
D. CaO: canxi oxit.
Câu 10:
Nguyên liệu để sản xuất O2 trong công nghiệp là phương án nào sau đây?
A. KMnO4.
B. KClO3.
C. KNO3.
D. Không khí.
Câu 11:
Chọn đáp án đúng nhất?
A. Phản ứng hóa hợp chính là phản ứng cháy.
B. Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng.
C. Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng.
D. Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 12:
Trong không khí, khí oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?
A. 21%.
B. 79%.
C. 21%.
D. 10%.
Câu 13:
Cho các chất sau: FeO (1), KClO3 (2), KMnO4 (3), CaCO3 (4), không khí (5), H2O (6). Những chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
A. 2, 3.
B. 2, 3, 5, 6.
C. 1, 2, 3, 5.
D. 2, 3, 5.
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
C. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
D. Trong phản ứng của oxi với cacbon, bản thân oxi cũng chất khử.
Câu 15:
Trong phản ứng: CuO + H2 Cu + H2O, chất khử và chất oxi hóa lần lượt là
A. CuO, H2.
B. H2, CuO.
C. Cu, H2O.
D. H2O, Cu.
Câu 16:
Khử hoàn toàn 9,6 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro (ở đktc) cần dùng là
A. 2,464 lít.
B. 2,688 lít.
C. 2,912 lít.
D. 3,360 lít.
Câu 17:
Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
B. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑.
C. 2H2O 2H2↑ + O2↑.
D. CuO + H2 Cu + H2O.
Câu 18:
Cho các phản ứng hoá học sau:
(1): ZnO + 2HCl ⟶ ZnCl2 + H2O
(2): 2Cu + O2 2CuO
(3): Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2.
(4): 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
(5): 2Na + 2H2O ⟶ 2NaOH + H2
(6): Na2O + H2O ⟶ 2NaOH
Số phản ứng thế là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19:
Nước được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào?
A. Từ 1 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi.
B. Từ 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi.
C. Từ 1 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi.
D. Từ 2 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi.
Câu 20:
Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Fe, Mg, Al.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Zn, Al, Ag.
D. Na, K, Ca.