Đề thi giữa kỳ 1 Địa lý 10 Chân trời sáng tạo (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Học Địa lí giúp cho kho tàng kiến thức của người học

nghèo nàn.

thu hẹp.

phong phú.

hạn chế.

Câu 2:

Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?

Quản lí đô thị.

Quản lí đất đai.

Kĩ sư trắc địa.

Quản lí xã hội.

Câu 3:

Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây?

Bảo vệ môi trường.

Quản lí đất đai.

Kĩ sư nông nghiệp.

Quản lí xã hội.

Câu 4:

Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?

Hình học.

Chữ.

Điểm.

Tượng hình.

Câu 5:

Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp

bản đồ - biểu đồ.

chấm điểm.

đường chuyển động.

kí hiệu.

Câu 6:

Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ nào sau đây để tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến?

Bản đồ kinh tế.

Bản đồ tự nhiên.

Bản đồ số.

Bản đồ quân sự.
Câu 7:

Những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là

khoáng vật và đá.

khoáng vật và đất.

khoáng sản và đá.

khoáng sản và đất.
Câu 8:

Các loại đá nào sau đây chiếm phần lớn của vỏ Trái Đất?

Đá mac-ma và đá trầm tích.

Đá mac-ma và đá biến chất.

Đá trầm tích và đá biến chất.

Đá ban da và đá trầm tích.
Câu 9:

Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?

Đá vôi.

Đá Sét.

Đá gra-nit.

Đá Hoa.
Câu 10:

Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày

22/6.
21/3.
22/12.
23/9.
Câu 11:

Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?

Xích đạo.

Chí tuyến.

Cực.

Vòng cực.

Câu 12:

Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn đêm?

Vòng cực.

Cực.

Chí tuyến.

Xích đạo.

Câu 13:

Theo thuyết kiến tạo mảng, mảng kiến tạo nào sau đây là mảng kiến tạo nhỏ?

Bắc Mĩ.

Phi-lip-pin.

Âu-Á.

Nam Cực.

Câu 14:

Địa hào - địa luỹ được hình thành khi

sự chuyển dịch theo chiều ngang diễn ra với biên độ lớn.

cường độ tách dãn yếu với các lớp đá không dịch chuyển.

khu vực thường xảy ra các hiện tượng động đất, núi lửa.

các mảng kiến tạo dịch chuyển xô vào nhau hoặc tách xa.

Câu 15:

Vận động nén ép xảy ra mạnh nhất ở khu vực cấu tạo bằng

đá mềm.

đá cứng.

đất bằng.

đất dốc.

Câu 16:

Địa hình nào sau đây không do sóng biển tạo nên?

Hàm ếch sóng vỗ.

Bậc thềm sóng vỗ.
Vách biển.
Rãnh nông.
Câu 17:

Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn?

Địa hình xâm thực, địa hình thổi mòn.

Địa hình thổi mòn, địa hình bồi tụ.

Địa hình xâm thực, địa hình băng tích.

Địa hình thổi mòn, địa hình khoét mòn.

Câu 18:

Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên?

Các rãnh nông.

Hàm ếch sóng vỗ.

Bãi bồi ven sông.

Thung lũng sông.

Câu 19:

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp là

nông nghiệp, du lịch.

khí hậu học, địa chất.
quy hoạch, GIS.

dân đô, đô thị học.

Câu 20:

Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với

bản đồ, lược đồ, số học, bảng số liệu.

bản đồ, Atlat địa lí, sơ đồ, bảng số liệu.

bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thông tin.
bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.
Câu 21:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp kí hiệu?

Các kí hiệu đặt chính xác vào vị trí đối tượng phân bố trên bản đồ.

Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được nhiều đối tượng địa lí khác nhau.

Các kí hiệu thường có ba dạng chính: hình học, chữ và tượng hình.

Dùng để thể hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
Câu 22:

Xác định vị trí địa lí của một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào

hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến.

hướng di chuyển của các vật.

điểm lấy làm mốc chỉ định.
hiện tượng trong tự nhiên.
Câu 23:

Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào

nguồn gốc hình thành của Trái Đất.

kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu.

những mũi khoan sâu trong lòng đất.

sự thay đổi của các sóng địa chấn.

Câu 24:

Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp

nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương.

nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti.

nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa.

nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương.

Câu 25:

Khi Trái Đất tự quay quanh trục, những điểm nào sau đây của Trái Đất có vận tốc dài bằng không?

cực Bắc và cực Nam.

cực Nam và chí tuyến.
cực Bắc và Xích đạo.

cực Nam và Xích đạo.

Câu 26:

Lực Côriôlit làm cho một vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất

bị lệch hướng.
giảm tốc độ.
bị ngược hướng.
tăng tốc độ.
Câu 27:

Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?

Đặc tính vật chất, độ dẻo.

Cấu tạo địa chất, độ dày.

Sự phân chia của các tầng.

Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.

Câu 28:

Biểu hiện rõ rệt nhất acủa vận động theo phương thẳng đứng là

các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.

sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.

sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.

sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.

Câu 29:

Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hoá sinh học?

Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Hoà tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.
Hoà tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.
Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời.
Câu 30:

Tác nhân của quá trình bóc mòn không phải là

gió thổi.

nước chảy.

băng hà.

rừng cây.
Câu 31:

Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây?

Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.

Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta.

Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học.

Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.

Câu 32:

Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp

kí hiệu.

đường chuyển động.

chấm điểm.
bản đồ - biểu đồ.
Câu 33:

Ở nước ta, vùng nào tập trung nhiều đá ba-dan nhất cả nước?

Tây Bắc.

Bắc Trung Bộ.

Đông Bắc.

Tây Nguyên.
Câu 34:

Nơi nào sau đây trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất?

Chí tuyến.

Xích đạo.

Cận chí tuyến.

Cận xích đạo.
Câu 35:

Các phong cảnh ở xung quanh núi lửa có giá trị lớn nhất về

du lịch.

công nghiệp.

thủy lợi.

thủy điện.

Câu 36:

Phát biểu nào sau đây không đúng với quá trình vận chuyển?

Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

Là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Các vật liệu lớn, nặng di chuyển là lăn trên mặt đất dốc.

Câu 37:

Cho biểu đồ sau:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC

Theo biểu đồ, cho biết nhận định nào sau đây không đúng về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm ở bán cầu Bắc?

Biên độ nhiệt năm tăng dần từ xích đạo về hai cực.

Biên độ nhiệt năm giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Nhiệt độ trung bình năm giảm dần theo vĩ độ địa lí.
Nhiệt độ trung bình năm giảm dần theo vĩ độ địa lí.
Câu 38:

Cho biểu đồ sau:

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG CỦA SÔNG HỒNG TẠI TRẠM HÀ NỘI NĂM 2020

Theo biểu đồ, cho biết ở trạm Hà Nội các tháng mùa lũ kéo dài từ

tháng 5 đến tháng 10.

tháng 6 đến tháng 10.
tháng 5 đến tháng 11.
tháng 6 đến tháng 11.
Câu 39:

Cho bảng số liệu:

VĨ ĐỘ ĐỊA LÝ VÀ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA

Địa điểm

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Lạng Sơn

21051B

21,2

Hà Nội

21001B

23,5

Đà Nẵng

16002B

25,7

Quy Nhơn

13046B

26,8

TP. Hồ Chí Minh

10046B

27,1

Theo bảng số liệu, cho biết nhiệt độ trung bình năm nước ta giảm dần từ Nam ra Bắc là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?

Quy luật thống nhất.
Quy luật địa ô.
Quy luật địa đới.

Quy luật đai cao.

Câu 40:

Cho bảng số liệu:

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG CỦA SÔNG HỒNG TẠI TRẠM HÀ NỘI

(Đơn vị: m3/s)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lưu lượng

1455

1343

1215

1522

2403

4214

7300

7266

5181

3507

2240

1517

Theo bảng số liệu, cho biết lưu lượng nước trung bình năm của trạm sông Hồng là

3236,6 m3/s.

2363,6 m3/s.

3263,6 m3/s.

3633,6 m3/s.