Đề thi giữa kỳ 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (Nối tiếp) (Đề 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dùng thước để đo chiều dài mặt bàn bằng đơn vị centimét. Trong hoạt động này đã sử dụng kĩ năng

quan sát.

liên hệ.

đo.

phân loại.

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Quan sát, phân loại, liên hệ (liên kết), đo, dự đoán (dự báo) là những kĩ năng quan trọng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

Trong phòng thí nghiệm có thể đo thời gian một vật chuyển động bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng màn hình cảm ứng.

Cổng quang điện gồm một bộ phận phát tín hiệu và một bộ phận thu tín hiệu từ bộ phận phát chiếu sang.

Câu 3:

Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ những hạt là

proton và neutron.

proton và electron.

proton, electron và neutron.

electron và neutron.

Câu 4:

Nguyên tử oxygen có 8 proton nên oxygen có

điện tích hạt nhân là +8, số đơn vị điện tích hạt nhân là 8.

điện tích hạt nhân là 8, số đơn vị điện tích hạt nhân là +8.

điện tích hạt nhân là +7, số đơn vị điện tích hạt nhân là 7.

điện tích hạt nhân là 7, số đơn vị điện tích hạt nhân là +7.

Câu 5:

Cho các nguyên tố hóa học sau: hydrogen, nitrogen, neon, magnesium, chlorine. Có bao nhiêu nguyên tố mà kí hiệu hoá học có 2 chữ cái?

2
3
4
5
Câu 6:

Cho biết sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố như hình bên. 

Nguyên tố trên là

Be
C
O
Na
Câu 7:

Kí hiệu hoá học của nguyên tố potassium là

Na.

K.

Mg.
F.
Câu 8:

Nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử fluorine là

19.  
10. 
9. 
28.
Câu 9:

Cho mô hình cấu tạo nguyên tử lithium:

Nguyên tố lithium thuộc chu kì

1
2
3
4
Câu 10:

Các nguyên tố nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn là các nguyên tố

kim loại.

phi kim.

khí hiếm.

phóng xạ.

Câu 11:

Liên kết cộng hóa trị là

là liên kết được tạo thành bởi sự cho – nhận electron.

liên kết được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.

liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

là liên kết được tạo thành giữa nguyên tử H với một nguyên tử nguyên tố phi kim điển hình.

Câu 12:

Tính chất nào sau đây không phải của hợp chất ion?

Là chất rắn ở nhiệt độ thường.

Thường có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện.

Thường có nhiệt độ sôi cao.

Câu 13:

Biết hóa trị của nhóm hydroxide (OH) là I. Hóa trị của Cu trong hợp chất Cu(OH)2

I.
II.
III.
IV.
Câu 14:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Trong hợp chất, H và O luôn có hóa trị I.

Trong hợp chất, H và O luôn có hóa trị II.

Trong hợp chất, H luôn có hóa trị I, O luôn có hóa trị II.

Trong hợp chất, H luôn có hóa trị II, O luôn có hóa trị I.

Câu 15:

Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C hóa trị IV và O là

CO2.

CO3.

C2O4.

C2O.

Câu 16:

Trong các chất sau, chất nào là đơn chất?

Muối ăn.

Đường ăn.

Vitamin C.

Khí hydrogen.