Đề thi giữa kỳ 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo (Nối tiếp) (Đề 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi thực hiện hoạt động sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của quyển sách là đã sử dụng kĩ năng nào trong học tập môn Khoa học tự nhiên?

Kĩ năng báo cáo.

Kĩ năng liên kết.
Kĩ năng đo.
Kĩ năng dự báo.
Câu 2:

Bước nào sau đây cần làm trước bước hình thành giả thuyết khi nghiên cứu một vấn đề khoa học tự nhiên?

Thực hiện kế hoạch.

Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

Kết luận.

Quan sátđặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr?

Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và phân bố theo từng lớp.

Lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron, lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron.

Các electron được phân bố theo từng lớp với số lượng electron trên mỗi lớp là như nhau.
Các electron được sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.
Câu 4:

Nguyên tử phosphorus có 15 proton và 16 neutron. Khối lượng gần đúng của nguyên tử phosphorus là

31 amu.
32 amu.
15 amu.
30 amu.
Câu 5:

Nguyên tố hóa học là

tập hợp những nguyên tử khác loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số neutron trong hạt nhân.

tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

tập hợp những nguyên tử khác loại, có cùng số electron trong hạt nhân.

Câu 6:

Ne là kí hiệu hoá học của nguyên tố nào sau đây?

Sodium.       
Nitrogen
Neon.
Natrium.                 
Câu 7:

Hợp chất là 

những chất do một nguyên tố hóa học tạo thành.

những chất do hai hay nhiều nguyên tố hóa học tạo thành.

những chất do hai hay nhiều nguyên tố hóa học tạo thành.

những chất do một nguyên tố kim loại điển hình và một nguyên tố phi kim điển hình tạo thành.

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.

Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.

Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Trong một phân tử, luôn có nguyên tố oxygen.
Câu 9:

Quy tắc hóa trị:

Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B.

Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tổng giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tổng giữa hóa trị và số nguyên tử của B.

Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng hóa trị của B.

Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, hóa trị của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B.

Câu 10:

Cho hình mô phỏng phân tử silicon dioxide:

Trong tự nhiên, silicon dioxide có nhiều trong cát, đất sét, ... Hóa trị của nguyên tố silicon trong phân tử silicon dioxide là

IV.     
III.     
II.       
I.
Câu 11:

Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C hóa trị IV và O.

CO2.
CO3.
C2O4.
C2O.
Câu 12:

Phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với 4 nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của phân tử methane

C4H.
C2H2.
C4H.
CH4.
Câu 13:

Cho biết sơ đồ của nguyên tử carbon như sau:

Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử carbon là

6.
+6.     
12.     
+12.
Câu 14:

Em hãy sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?

O, S, Se.
C, O, F.
Si, P, O.
O, F, Cl.
Câu 15:

Cho ô nguyên tố sodium:

Số hiệu nguyên tử của nguyên tố sodium là

23.     
11.
12.     
24.
Câu 16:

Hình dưới đây cho biết một số nguyên tố hóa học có trong vỏ Trái Đất:

Nguyên tố hóa học chiếm hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất là

Si.      
O.      
Fe.     
Ca.