Đề thi giữa kỳ 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo (Song song) (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đồng hồ đo thời gian nào phù hợp sử dụng cổng quang trong các loại đồng hồ sau?

Đồng hồ treo tường.

Đồng hồ đo thời gian hiện số.

Đồng hồ cát.
Đồng hồ điện tử.
Câu 2:

Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập không cần thiết phải thực hiện các kĩ năng nào sau đây?

quan sát, phân loại.

phân tích, dự báo.

đánh trận, đàm phán.

báo cáo và thuyết trình.
Câu 3:

Kĩ năng đo gồm các bước sau:

(1) Lựa chọn dụng cụ đo thích hợp.

(2) Tiến hành đo.

(3) Ước lượng giá trị cần đo.

(4) Ghi lại kết quả đo.

(5) Đọc đúng kết quả đo.

Thứ tự các bước hình thành kĩ năng đo là

(1), (3), (2), (4), (5).
(3), (1), (2), (5), (4).
(1), (2), (3), (4), (5)
(3), (2), (1), (5), (4).
Câu 4:

Một bạn học sinh nhìn bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất, có thể trời sắp mưa. Bạn học sinh này đã sử dụng kĩ năng nào dưới đây?

Kĩ năng dự báo.

Kĩ năng báo cáo.

Kĩ năng phân loại.
Kĩ năng phân tích.
Câu 5:

Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động?

Khối lượng.
Thời gian.

Tốc độ.

Quãng đường.

Câu 6:

Sử dụng đồ thị quãng đường theo thời gian để

mô tả chuyển động của vật.

xác định quãng đường đi được của vật.
thời gian đi và vị trí của vật ở thời điểm xác định.
Cả ba phương án trên.
Câu 7:

Khi đo tốc độ của bạn Huy trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian

từ lúc bạn Huy lấy đà đến lúc về đích.

từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Huy về đích.

bạn Huy chạy 100 m rồi nhân đôi.

bạn Huy chạy 400 m rồi chia đôi.

Câu 8:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” trong câu để được câu hoàn chỉnh:

Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi được biểu diễn là ……….

một đường thẳng.

một đường cong.

một đường parabol.

một đường tròn.

Câu 9:

  

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết ảnh hưởng của tốc độ phương tiện giao thông đối với người đi bộ khi xảy ra tai nạn?

 

Tốc độ phương tiện giao thông càng lớn tỉ lệ tử vong của người đi bộ càng nhỏ.

Tốc độ phương tiện giao thông càng nhỏ tỉ lệ tử vong của người đi bộ càng nhỏ.

Tốc độ phương tiện giao thông càng nhỏ tỉ lệ tử vong của người đi bộ càng lớn.

Tốc độ phương tiện giao thông không ảnh hướng tới tỉ lệ tử vong của người đi bộ.

Câu 10:

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được câu phù hợp:

Người tham gia giao thông vừa phải có …. (1) …. thực hiện an toàn giao thông vừa phải có …. (2) … về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

(1) ý thức, (2) hiểu biết.
(1) quy tắc, (2) nhận thức.
(1) ý thức, (2) qui định.
(1) hành động, (2) ý thức.
Câu 11:

Cho các yếu tố sau:

(1) Thức ăn

(2) Oxygen

(3) Carbon dioxide

(4) Nhiệt năng

(5) Chất thải

(6) Chất hữu cơ

Những yếu tố mà cơ thể người thải ra là:

(2), (4), (5).
(3), (4), (5).
(2), (5), (6).
(3), (5), (6). 
Câu 12:

Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò nào sau đây?

Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.

Loại bỏ các chất thải để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.

Giúp cơ thể tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường.

Câu 13:

Lớp biểu bì lá có các khí khổng giúp

thu thận được nhiều ánh sáng.

dẫn nước cho quá trình quang hợp.

khí carbon dioxide, oxygen và hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá.

dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.

Câu 14:

Cho các yếu tố sau:

(1) Ánh sáng

(2) Nước

(3) Hàm lượng carbon dioxide

(4) Nhiệt độ

Số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là

1
2
3
4
Câu 15:

Trong quá trình hô hấp tế bào, chất hữu cơ bị phân giải thành sản phẩm cuối cùng là

carbon dioxide và nước.

carbon dioxide và oxygen.

oxygen và nitrogen.
oxygen và nước.
Câu 16:

Yếu tố nào dưới đây vừa là nguyên liệu, vừa là môi trường cho các phản ứng hóa học trong quá trình hô hấp tế bào?

Nhiệt độ.

Nước.

Nồng độ oxygen.
Nồng độ carbon dioxide.