Đề thi giữa kỳ 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các thao tác: “Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; Lập phương án thí nghiệm” nằm ở bước nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

A. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.
B. Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.
C. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.
D. Báo cáo kết quả.
Câu 2:

Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?

A. Cân điện tử.
B. Cổng quang điện.
C. Đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. Bình chia độ.
Câu 3:

Cho mô hình nguyên tử carbon như sau:

Media VietJack

Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử carbon là

A. 1.

B. -6.
C. 6.
D. +6.
Câu 4:

Đường từ nhà Hoàng tởi trường dài 2,4 km. Nếu đi bộ, Hoàng đi hết 0,6 h. Nếu đi xe đạp, Hoàng đi hết 10 min. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tốc độ đi bộ trung bình của Hoàng là 4 km/h.
B. Tốc độ đi xe đạp trung bình của Hoàng là 4 m/s.
C. Tốc độ đi xe đạp trung bình của Hoàng là 14,4 km/h.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5:

Khi đo tốc độ của một vật sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện thì ta phải chỉnh đồng hồ về chế độ nào sau đây?

A. Mode A.
B. Mode B.
C. Mode AB.
D. Mode A + B.
Câu 6:

Từ đồ thị quãng đường – thời gian ta không thể xác định được

A. quãng đường vật đi được trong một thời gian cho trước trên đồ thị.
B. thời gian vật đi hết một quãng đường xác định trên đồ thị.
C. tốc độ của vật trong thời gian xác định trên đồ thị.
D. quãng đường vật đi được trong một thời gian không có trên đồ thị.
Câu 7:

Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông thì tốc độ lưu thông … (1) … thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe … (2) ….

A. (1) càng cao, (2) càng lớn.
B. (1) càng cao, (2) càng nhỏ.
C. (1) càng cao, (2) không đổi.
D. (1) càng cao, (2) chưa chính xác.
Câu 8:

Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h. 

A. 56,67 m.
B. 68 m.
C. 46,67 m.
D. 22,67 m.
Câu 9:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

A. Trao đổi chất tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống.
B. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
C. Trao đổi chất lấy các chất từ môi trường và không thải ra môi trường chất gì.
D. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn gắn liền với nhau.
Câu 10:

Sản phẩm của quá trình quang hợp là

A. glucose và oxygen.
B. nước và carbon dioxide.
C. glucose và carbon dioxide.
D. glucose và nước.
Câu 11:

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình quang hợp ở cây xanh là?

A. Nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ.
B. Nước, khí carbon dioxide, nhiệt độ.
C. Nước, ánh sáng, khí nitrogen, nhiệt độ.
D. Nước, ánh sáng, khí carbon dioxide, nhiệt độ.
Câu 12:

Nguyên liệu quá trình hô hấp tế bào là

A. glucose, nước và năng lượng.
B. glucose và oxygen.
C. carbon dioxide, nước và năng lượng.
D. carbon dioxide, glucose và năng lượng.
Câu 13:

Nhóm nông sản nào sau đây thường được bảo quản bằng tủ lạnh hoặc kho lạnh?

A. Rau cải, cà chua, bắp cải.
B. Hạt lúa, hạt lạc, hạt cà phê
C. Hạt lạc, cà chua, rau cải.
D. Hạt ngô, hạt lúa, bắp cải.
Câu 14:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp?

A. Nhiệt độ thấp dưới 10oC thuận lợi cho hầu hết các loài cây quang hợp.
B. Cây lá lốt, cây trầu không là những cây không cần nhiều ánh sáng.
C. Nếu nồng độ CO2 tăng quá cao có thể làm cây chết vì ngộ độc.
D. Quang hợp của cây sẽ khó khăn khi tế bào lá cây mất nước.
Câu 15:

Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người?

A. Quang năng → Hóa năng.
B. Hóa năng → Nhiệt năng.
C. Điện năng → Nhiệt năng.
D. Điện năng → Cơ năng.
Câu 16:

Vì sao không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín?

A. Vì hoa và cây xanh tỏa ra mùi hương khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe.
B. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
C. Vì ban ngày cây quang hợp, lấy carbon dioxide và thải ra oxygen, thừa oxygen quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
D. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy carbon dioxide và thải ra oxygen dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.