Đề thi giữa kỳ 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức (Nối tiếp) (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo.

(1). Kết luận.                                        (2). Mục đích thí nghiệm.                                                

(3). Kết quả.                                          (4). Các bước tiến hành.

(5). Chuẩn bị.                                       (6). Thảo luận.

(1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6). 

(2) - (1) - (3) - (5) - (6) - (4).

(1) - (2) - (6) - (3) - (5) - (4).

(2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1).

Câu 2:

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

electron và neutron.         

proton và neutron.

neutron và electron.         

electron, proton và neutron

Câu 3:

Nguyên tử X có 19 proton. Số hạt electron của X là

17.
18.     
19.

20.

Câu 4:

Nguyên tố chlorine có kí hiệu hoá học là

C.
Cl.
Ch.
Cr.
Câu 5:

Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là

Natri.
Nitrogen.
Neon.

Sodium.

Câu 6:
Nhà khoa học nổi tiếng người Ngã đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là:
Dimitri. I. Mendeleev.

Ernest Rutherford.

Niels Bohr.

John Dalton.

Câu 7:

Bảng tuần hoàn hiện tại có số chu kì là

4
5
6
7
Câu 8:

Cho ô nguyên tố nitrogen như hình sau:

Phát biểu nào sau đây sai?

Nguyên tử nitrogen có 14 electron.

Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là N.

Nguyên tố nitrogen ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Khối lượng nguyên tử nitrogen là 14 amu.

Câu 9:

Phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Nước là

một hợp chất. 

một đơn chất.

một hỗn hợp. 

một nguyên tố hóa học.

Câu 10:

Cho các hình sau, trong đó mỗi vòng tròn biểu diễn một nguyên tử, các vòng tròn đen và trắng biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

Hình biểu diễn phân tử của một hợp chất là

(1).

(2).
(3).
(2) và (3).
Câu 11:

Trong phân tử oxygen, khi hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau, chúng

góp chung proton.

chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

góp chung electron.

Câu 12:

Trong phân tử MgO, nguyên tử Mg (magnesium) và nguyên tử O (oxygen) liên kết với nhau bằng liên kết

cộng hóa trị.

ion.
kim loại.
phi kim.
Câu 13:

Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết

kim loại.

ion.

cộng hóa trị.

phi kim.

Câu 14:

Hoá trị của hydrogen trong hợp chất là

I.
II.
III.     
IV.
Câu 15:

Nhóm nguyên tử nào sau đây có hoá trị II?

(OH).
(SO4).
(NO3).
(PO4).
Câu 16:

Biết rằng sodium (Na) có hóa trị I và oxygen có hóa trị II. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Na và O là

NaO.

Na2O.

NaO2.

Na2O2.