Đề thi giữa kỳ 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức (Nối tiếp) (Đề 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

"Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng" đó là kĩ năng nào?

Kĩ năng quan sát, phân loại.                 

Kĩ năng liên kết tri thức.

Kĩ năng dự báo.  

Kĩ năng đo.

Câu 2:

Cấu tạo của nguyên tử gồm

hạt nhân và vỏ electron.   

proton và neutron.

proton và electron            

neutron và electron.

Câu 3:

Cho biết sơ đồ của nguyên tử carbon như sau:

Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử carbon lần lượt là

3 và 4 electron.
2 và 6 electron.
2 và 4 electron.
3 và 6 electron.
Câu 4:

Có 3 nguyên tử A (8 proton), B (9 proton), C (8 proton). Vậy có tất cả bao nhiêu nguyên tố hóa học?

4
3
2
1
Câu 5:

Nguyên tố calcium có kí hiệu hóa học là

C.       
Ca.     
Ci.
Cx.
Câu 6:

Trong ô nguyên tố bên, con số 23 cho biết điều gì? 

Khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.

Chu kì của nó.

Số nguyên tử của nguyên tố.

Số thứ tự của nguyên tố.

Câu 7:

Vị trí kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học thường

ở đầu nhóm.

ở cuối nhóm.

ở đầu chu kì.

ở cuối chu kì.

Câu 8:

Biết nguyên tố X có cấu tạo nguyên tử như sau: số đơn vị điện tích hạt nhân là 20, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Phát biểu nào sau đây sai?

Nguyên tử X có 20 electron.

Số thứ tự ô của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là 20.

X thuộc nhóm II trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

X thuộc chu kì 5 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Câu 9:

Nhận định đúng về phân tử?

Phân tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện.

Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

Phân tử gồm tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

Phân tử do một loại nguyên tố hóa học tạo nên.
Câu 10:

Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hoá học của hợp chất carbon dioxide là

CO2.
C2O.
CO2.
Co2.
Câu 11:

Chất ion có đặc điểm là

khó bay hơi.

kém bền với nhiệt.

không dẫn điện.

dễ bay hơi.

Câu 12:

Cho mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử Na và nguyên tử Ne:

Để đạt được lớp vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne thì nguyên tử Na cần nhường hay nhận bao nhiêu electron?

nhường 1 electron.

nhường 7 electron.

nhận 1 electron.

nhận 7 electron.

Câu 13:

Trong phân tử CaO, nguyên tử Ca (calcium) và nguyên tử O (oxygen) liên kết với nhau bằng liên kết

cộng hóa trị.

ion.
kim loại.

phi kim.

Câu 14:

Trong hợp chất, nguyên tố oxygen có hóa trị là bao nhiêu?

IV.     
III.                
II.       

I.

Câu 15:

Trong hợp chất H2S (biết S có hóa trị II), kết luận nào sau đây đúng?

Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố H lớn hơn tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố S.

Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố H nhỏ hơn tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố S.

Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố H bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố S.

Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố H bằng 1.

Câu 16:

Cho công thức hoá học của muối ăn là NaCl, công thức này cho biết:

Muối ăn được tạo nên từ nguyên tử NaCl.

Muối ăn được tạo nên từ 2 nguyên tử N và C.

Muối ăn được tạo nên từ 2 nguyên tố Na và Cl.

Muối ăn được tạo nên từ 4 nguyên tử.