Đề thi giữa kỳ 2 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức (Nối tiếp) (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho mô hình Trái Đất như hình sau. Ta có thể coi Trái Đất là một "nam châm khổng lồ". Mô tả nào sau đây về đầu B là đúng?

 

 

Điểm B gần ứng với cực Bắc địa từ, và là cực Bắc địa lí.

Điểm B gần ứng với cực Nam địa từ, và là cực Bắc địa lí.

Điểm B gần ứng với cực Bắc địa từ, và là cực Nam địa lí.

Điểm B gần ứng với cực Nam địa từ, và là cực Nam địa lí.

Câu 2:

Hai đầu A, B của thanh nam châm trong hình vẽ tương ứng với từ cực nào?

 

Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.

Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.

Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.

Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.

Câu 3:

Để xác định các cực của nam châm điện đang hoạt động, ta có thể dùng

một thanh sắt.

một thanh nam châm.

một đoạn dây điện.

một thanh nhựa.

Câu 4:

Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa bằng nhau. Nhận định nào sau đây là đúng? 

Hai nửa đều mất hết từ tính.

Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một cực ở một đầu.

Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu.

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về trao đổi khí ở thực vật?

Tốc độ trao đổi khí ở thực vật tăng dần từ sáng đến tối.

Ở tất cả các loài thực vật, khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt trên của lá.
Câu 6:

Vì sao chúng ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh?

Vì khi đó lượng nước thoát ra môi trường nhiều qua hoạt động toát mồ hôi. Do đó, cần uống nhiều nước để cân bằng lượng nước đã mất đi.

Vì khi đó cơ thể nóng lên rất nhiều. Do đó, cần uống nhiều nước để làm mát cơ thể, giúp cơ thể duy trì thân nhiệt ổn định.

Vì khi đó cơ thể cần nhiều năng lượng. Do đó, cần uống nhiều nước để cung cấp năng lượng cho cơ thể tiếp tục hoạt động.

Vì khi đó cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, cần uống nhiều nước để tăng cường quá trình thu nhận và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Câu 7:

Ở người, vòng tuần hoàn lớn

đưa máu có màu đỏ tươi, giàu O2 và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

đưa máu có màu đỏ thẫm, giàu O2 và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

đưa máu có màu đỏ thẫm, nghèo O2 từ tim đến phổi.

đưa máu có màu đỏ tươi, nghèo O2 từ tim đến phổi.

Câu 8:

Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

nhiệt dung riêng cao.

liên kết hydrogen giữa các phân tử.

nhiệt bay hơi cao.

tính phân cực.

Câu 9:

Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?

Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.

Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây, sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.

Lá cây bị héo quắt do ánh sáng Mặt Trời đốt nóng.

Nhựa rỉ ra từ gốc gây bị chặt bỏ thân.

Câu 10:

Trao đổi chất và năng lượng có vai trò quan trọng đối với

sự cảm ứng của sinh vật.

sự phát triển của sinh vật.

sự sinh sản của sinh vật.

mọi hoạt động sống của sinh vật.

Câu 11:

Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ.

Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách để tiết kiệm thời gian.

Ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn đã bị ôi thiu.

Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.

Câu 12:

Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?

Mạch rây.

Mạch gỗ.

Lông hút.

Vỏ rễ.

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật?

Quang hợp và hô hấp là các quá trình độc lập, không liên quan với nhau.

Quang hợp và hô hấp là các quá trình luôn diễn ra đồng thời và thống nhất với nhau.

Quang hợp và hô hấp là các quá trình luôn diễn ra đồng thời và trái ngược với nhau.

Quang hợp và hô hấp là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

Câu 14:

Điều kiện nào dưới đây không làm giảm quá trình hô hấp tế bào?

Hàm lượng nước trong tế bào giảm.

Nồng độ khí carbon dioxide cao.

Nồng độ khí oxygen trong tế bào cao.

Điều kiện nhiệt độ thấp. 
Câu 15:

Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.

lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.

lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời, thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.

lấy khí O2 và CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời, thải khí CO2 và O2 từ cơ thể ra môi trường.

Câu 16:

Nước có ảnh hưởng kép tới quá trình quang hợp vì

nước vừa cung cấp năng lượng, vừa là nguyên liệu của quang hợp.

nước vừa là sản phẩm, vừa cung cấp năng lượng cho quang hợp.

nước vừa là sản phẩm của quang hợp, vừa tham gia vào việc đóng mở khí khổng.