Đề thi Hóa học cực hay có lời giải chi tiết cơ bản, nâng cao (Đề 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ion kim loại nặng X khi vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăc qui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là

Câu 2:

Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). Chất X là

Câu 3:

Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là

Câu 4:

Benzyl butirat là este có mùi thơm của quả sơ ri (anh đào hay cherry). Công thức của benzyl butirat là

Câu 5:

Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng không tan trong HNO3. Công thức của khí X là

Câu 6:

Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện màu xanh

B. xuất hiện màu tím

C. có kết tủa màu trắng

D. có bọt khí thoát ra

Câu 7:

Quá trình tạo thạch nhũ trong các hang động có xảy sự phân hủy canxi hiđrocacbonat. Công thức của canxi hiđrocacbonat là

Câu 8:

Oxit nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH loãng dư?

Câu 9:

Cao su buna được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

Câu 10:

Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng

B. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng

C. Al tác dụng với CuO nung nóng

D. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng

Câu 11:

Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là

Câu 12:

Dân cư ở một số vùng lũ thường sử dụng chất nào sau đây để làm trong nước trước khi sử dụng?

Câu 13:

Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là

Câu 14:

Để xác định hàm lượng của FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: cân 0,600 gam mẫu quặng, chế hoá nó theo một quy trình hợp lý, thu được dung dịch FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml dung dịch chuẩn. Thành phần trăm theo khối lượng FeCO3 trong quặng là

Câu 15:

Cho dãy các chất sau: glucozơ, saccarozơ, isoamyl axetat, phenylamoni clorua, poli(vinyl axetat), glyxylvalin (Gly-Val), glixerol, triolein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là

Câu 16:

Bảng sau cho biết mối liên hệ giữa chỉ số đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

Một người đàn ông được rút chính xác 2 mL máu, xử lý theo quy trình rồi thực hiện phản ứng tráng gương hoàn toàn, thấy tạo thành 2,592 mg Ag. Kết luận đúng về chỉ số đường huyết của người đàn ông trên là

A. Dấu hiệu hạ đường huyết

B. Bình thường

C. Tiền tiểu đường

D. Tiểu đường

Câu 17:

X là một amino axit no (phân tử chỉ có một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH). Cho 0,06 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,2 mol NaOH vào Y sau phản ứng đem cô cạn thu được 15,79 gam chất rắn khan. X là

Câu 18:

Đun nóng dung dịch E gồm hai chất tan (đá bọt giúp điều hòa quá trình sôi), thu được khí T bằng phương pháp đẩy nước theo hình vẽ bên: Chất nào sau đây phù hợp với T?

Câu 19:

Trong các dung dịch sau có cùng nồng độ mol 0,01M sau đây, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?

A. Dung dịch xút

B. Giấm ăn

C. Nước sôđa

D. Muối ăn

Câu 20:

Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ hóa chất có dán nhãn tên hóa chất là: etyl axetat, ancol etylic, axit axetic và metyl fomat và 4 tờ đề can có ghi sẵn nhiệt độ sôi là: 77°C; 32°C; 117,9°C; 78,3°C. Có một số phương án điền các giá trị nhiệt độ sôi tương ứng như được trình bày trong bảng sau:

Phương án đúng là

Câu 21:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Vỏ tàu thuỷ làm bằng thép, có gắn các tấm Zn ở phần chìm dưới nước biển.

(b) Ngâm đinh Fe chưa sử dụng vào bát đựng dầu, mỡ.

(c) Nhúng thanh Mg vào dung dịch H2SO4 loãng rồi nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Đoạn dây điện nối từ dây Al và Cu để ngoài không khí ẩm.

(e) Nhúng thanh Cu vào dung dịch muối FeCl3.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là

Câu 22:

Số đồng phân este chứa vòng benzen của C8H8O2

Câu 23:

Cho sơ đồ chuyển hóa: M+HClX+NH3+H2OYt0ZdpncM

Cho biết M là kim loại. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Trong công nghiệp M được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

B. X, Y, Z tác dụng được với dung dịch HCl

C. M là kim loại có tính khử mạnh

D. Y và Z đều là hợp chất lưỡng tính

Câu 24:

Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

Câu 25:

Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (đúng tỉ lệ mol các chất): X(C4H7O4N)1:2+NaOH,t0Y1:1+H2SO4 loãng,t0Z1:2+T,H+,t0P(C6H8O4)

Biết X mạch hở, không phân nhánh. Khẳng định sai là:

A. X không tồn tại đồng phân hình học

B. X có tính lưỡng tính

C. Trong X chứa một nhóm -COOH

D. Chất P có công thức cấu tạo thu gọn là (CH-COOCH3)2

Câu 26:

Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Sục CO2 vào dung dịch Na2SiO3;

(2) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4;

(4) Cho NaHSO4 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(5) Sục H2S vào dung dịch Cu(NO3)2;

(6) Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

(7) Cho CrO3 vào dung dịch Ba(OH)2

(8) Cho ure vào nước vôi trong.

(9) Cho KOH dư vào dung dịch CrCl3.

(10) Cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch CaCl2.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là:

Câu 27:

Nhỏ rất từ từ dung dịch H2SO4 vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,6M và NaHCO3 0,7M và khuấy đều thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Câu 28:

 thu được 2,04 mol CO2 và 1,96 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa khối lượng muối là

Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(a) NaHCO3 được sử dụng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày và bột nở.

(b) Thêm KOH vào dung dịch FeSO4 thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh, chuyển dần sang màu nâu đỏ.

(c) Trong công nghiệp Na2CO3 được dùng để sản xuất thuỷ tinh, bột giặt...

(d) Có thể dát những lá nhôm mỏng dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá...

(e) Cs được dùng làm tế bào quang điện.

(g) Trong tự nhiên, CaCO3 là thành phần chính của vỏ và mai các loài ốc, sò, hến, mực...

(h) Mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng crom để chế thép không gỉ.

Số phát biểu đúng là

Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(a) Có thể dùng giấm ăn đun nóng để đánh sạch lớp cặn bám trong phích nước.

(b) Không nên dùng lại dầu, mỡ đã chiên khi nấu ăn để tránh nguy cơ gây ung thư.

(c) Khi cho giấm ăn vào cốc sữa thấy sữa bị vón cục do xảy ra hiện tượng đông tụ protein.

(d) Dịch đường được dùng truyền tĩnh mạch cho người bị suy kiệt sức khoẻ có chứa glucozơ.

(e) Một trong những ứng dụng quan trọng của poli(metyl metacrylat) là chế tạo “kính an toàn”.

(g) Sau khi làm thí nghiệm với anilin, nên rửa ống nghiệm với dung dịch HCl trước khi rửa lại bằng nước.

(h) Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, để giảm độ chua ta có thể ngâm quả sấu trong nước vôi trong.

Số phát biểu đúng là

Câu 31:

Hỗn hợp khí X gồm vinylaxetilen, axetilen và propan (x gam). Chia X làm 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 20,76 gam kết tủa. Phần 2 phản ứng tối đa với 0,24 mol H2 (xúc tác Ni, t0). Đốt cháy hoàn toàn phần 3 với lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Giá trị của x là

Câu 32:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 8,75% về khối lượng vào nước thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu 33:

Trong thùng điện phân Al2O3 nóng chảy (hình dưới) người ta sử dụng anot (cực dương) bằng than chì và chia thành nhiều tấm gắn trên một thanh ngang có thể nâng lên hoặc hạ xuống để

A. Tăng độ dẫn điện của anot

B. Dễ dàng thay thế khi anot bị ăn mòn sau một thời gian điện phân

C. Tăng diện tích tiếp xúc của điện cực với dung dịch điện phân

D. Bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hoá bởi oxi trong không khí

Câu 34:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước được dung dịch Z. Tiến hành thí nghiệm sau:

Ø Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V (ml) dung dịch Z, thu được m1 (gam) kết tủa.

 Ø Thí nghiệm 2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V (ml) dung dịch Z, thu được m2 (gam) kết tủa.

Ø Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V (ml) dung dịch Z, thu được m3 (gam) kết tủa.

Biết m1 < m3 < m2. Hai chất X, Y có thể là:

Câu 35:

Hòa tan hết 5,2 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào a mol HNO3, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và 3,36 lít khí Y (đktc) chứa một khí duy nhất. Nếu nhỏ dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 11,65 gam kết tủa. Dung dịch X hòa tan tối đa 1,92 gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của a là:

Câu 36:

Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ trong phân tử cùng chứa C, H và O thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 lít H2 (đktc). Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là

Câu 37:

Cho hỗn hợp X gồm 0,24 mol FeO; 0,20 mol Mg và 0,10 mol Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,30 mol H2SO4 (loãng) và 1,10 mol HCl, thu được dung dịch Y và khí H2. Nhỏ từ từ dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 1,2M vào Y đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với:

Câu 38:

Cho 40,1 gam hỗn hợp X gồm Y (C5H16O3N2) và Z (C5H14O4N2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được 7,84 lít khí một amin no, đơn chức ở đktc và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có 2 muối có số nguyên tử cacbon bằng nhau). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu 39:

Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi. Tổng số mol khí thoát ra ở cả hai điện cực (y mol) phụ thuộc vào thời gian điện phân (x giây) được biểu diễn theo đồ thị sau:

Nếu điện phân dung dịch X trong thời gian 3t giây thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan tối đa m gam Al. Biết hiệu suất của phản ứng điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của m là

Câu 40:

X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp E chứa X, Y (số mol X lớn hơn số mol Y) cần dùng 7,28 lít O2 (đktc). Đun 0,08 mol E với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Nung F với CuO thu được hỗn hợp G chứa 2 anđehit, lấy toàn bộ hỗn hợp G tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 28,08 gam Ag. Giá trị m là: