Đề thi Hóa học cực hay có lời giải chi tiết cơ bản, nâng cao (Đề 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Este nào sau đây không được điều chế từ axit cacboxylic và ancol tương ứng?

Câu 2:

Chất nào sau đây có nhiều trong bông nõn?

A. Saccarozo

B. Tinh bột

C. Xenlulozo

D. Glucozo

Câu 3:

Mùi tanh của cá, đặc biệt là cá mè, do các amin gây ra. Để khử mùi tanh của cá, nên sử dụng loại nước nào dưới đây?

A. Nước đường

B. Dung dịch cồn

C. Nước giấm

D. Nước muối

Câu 4:

PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, … PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

Câu 5:

“Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

Câu 6:

Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W

B. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li

C. Kim loại có động cứng lớn nhất là Cr

D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu

Câu 7:

Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào X, thu được dung dịch Y. Hai dung dịch X và Y lần lượt có màu

Câu 8:

Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là

Câu 9:

Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhanh hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây?

Câu 10:

Cho thí nghiệm như hình vẽ:

Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozơ

Câu 11:

Đốt cháy hoàn toàn 9,65 gam hỗn hợp X gồm các amin no hở thu được 17,6 gam CO2 và 12,15 gam H2O. Nếu cho 19,3 gam X tác dụng với HCl dư được m gam muối. Xác định m?

Câu 12:

Dãy gồm các chất điện li mạnh là

A. NaCl, AgNO3, Ba(OH)2, CH3COOH

B. NaOH, H2SO4, CuSO4, H2O

C. Fe(NO3)3, Ca(OH)2, HNO3, H2SiO3

D. CH3COONa, KOH, HClO4, Al2(SO4)3

Câu 13:

Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?

A. Ca(H2PO4)2: Supephotphat kép

B. KCl: Phân Kali

C. (NH2)2CO: Ure

D. NH4Cl: Đạm amoni

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương

B. Xenlulozơ tan tốt trong đimetyl ete

C. Amilozơ và amilopectin là đồng phân của nhau

D. Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to)

Câu 15:

Số đồng phân cấu tạo của α-amino axit có công thức phân tử C5H11O2N là

Câu 16:

Một hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X tác dụng với nước dư; thu được 2,688 lít khí (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2dư thu được 3,696 lít khí (đktc). Giá trị m là

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al

B. Trong ăn mòn điện hóa trên điện cực âm xảy ra quá trình oxi hóa

C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu

D. Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra quá trình oxi hóa nước

Câu 18:

Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Phát biểu sau đây đúng là

A. X là dung dịch NaOH; Y là dung dịch AlCl3; Z là Al(OH)3

B. X là dung dịch NaOH; Y là dung dịch gồm HCl và AlCl3; Z là Al(OH)3

C. X là khí CO2; Y là dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2; Z là CaCO3

D. X là khí CO2; Y là dung dịch Ca(OH)2; Z là CaCO3

Câu 19:

Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Cho dung dịch HCl loãng, dư vào dung dịch alanin, thấy dung dịch phân lớp

B. Cho dầu ăn vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH dư rồi đun nóng, thấy dung dịch từ phân lớp trở nên trong suốt

C. Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào saccarozơ sẽ hoá đen

D. Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng xuất hiện kết tủa trắng bạc

Câu 20:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(1) Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A

(2) Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ B

(3) Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D.

(4) Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 800C thu được hợp chất hữu cơ E.

Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên. Biết mỗi mũi tên là một phản ứng

Câu 21:

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là

Câu 22:

Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là

Câu 23:

Cho các phát biểu sau:

(a) Độ mạnh axit: axit fomic > axit axetic > axit cacbonic

(b) Không thể phân biệt stiren và anilin bằng nước brom.

(c) Polime (-NH-[CH2]5-CO-)n có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

(d) tripeptit và tetrapeptit đều cho phản ứng màu biure.

(e) saccarozơ, glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.

(g) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của triolein thấp hơn tristearin.

Số phát biểu đúng là

Câu 24:

Hỗn hợp E gồm hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Ø Thí nghiệm 1: Hoà tan hoàn toàn E trong dung dịch HCl dư, thu được n1 mol khí.

Ø Thí nghiệm 2: Cho E vào dung dịch NaOH dư, thu được tổng số mol kết tủa và khí là n2.

Ø Thí nghiệm 3: Nung E đến khối lượng không đổi, thu được n3 mol hỗn hợp khí và hơi.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n< n< n3. Hai chất X, Y lần lượt là:

Câu 25:

Để đo nồng độ cồn (C2H5OH) trong máu,cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích có chứa bột crom trioxit. Khi người lái xe hà hơi thở vào dụng cụ phân tích, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với crom tri oxit và biến thành Cr2O3, có màu xanh đen. WHO đưa ra một đơn vị uống chuẩn là 0,23 mg C2H5OH/lít khí thở. Khi lái xe moto, mỗi người đàn ông không nên uống quá 2 đơn vị chuẩn. Nếu một người đàn ông đã dùng rượu bia, khi đo nồng độ cồn bằng máy đo thì lượng crom trioxit đã phản ứng là 8 mg/1 lít khí thở. So với quy định thì người đàn ông có lượng cồn trong người

Câu 26:

Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho)

(1) X + 2NaOH t0 Y + Z + T

(2) Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O t0  C2H4NO4Na + 2Ag  + 2NH4NO

(3) Z + HCl →  C3H6O3 + NaCl

(4) T + Br2 + H2O → C2H4O2 + 2X1.

Phân tử khối của X là:

Câu 27:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Đun sôi nước cứng toàn phần.

(b) Sục khí CO2 vào dung dịch nước thủy tinh (hay thủy tinh lỏng).

(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2

(d) Dẫn khí etilen qua dung dịch KMnO4.

(e) Cho Al4C3 vào dung dịch NaOH dư.

(g) Cho một lượng phân nitrophotka vào dung dịch nước vôi trong dư.

Sau khi thí nghiệm kết thúc, số trường hợp thu được kết tủa là

Câu 28:

Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho V lít khí X (đktc) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác V lít khí X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của V là

Câu 29:

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí than ướt X gồm CO, H2, và CO2. Cho toàn bộ khí X đi qua ống sứ đựng CuO nung nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng ống sứ giảm 24,0 gam, đồng thời tạo thành 18 gam H2O. Lấy toàn bộ khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ hấp thụ vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

a) Thủy tinh hữu cơ plexiglas có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt, được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

b) Tương tự các amino axit, anilin là chất rắn, dễ tan trong nước.

c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.

d) Khi nấu canh cua, gạch cua nổi lên, đóng thành tảng là hiện tượng đông tụ protein.

e) Trong công nghiệp, có thể chuyển hóa dầu thực vật thành mỡ động vật bằng phản ứng cộng H2 (xt: Ni, to).

f) NaHCO3 có thể dùng làm thuốc hoặc làm bột nở.

g) Hỗn hợp tecmit dùng để hàn nhanh đường ray tàu hỏa gồm Al và Fe3O4.

Số phát biểu đúng là

Câu 31:

Chuẩn bị 4 ống nghiệm riêng biệt, đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4 và tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:

Ø Bước 1: Cho lần lượt nước ép quả nho chín, nước mía, nước vo gạo vào các ống nghiệm 1, 2, 3 tương ứng.

Ø Bước 2: Cho vào ống nghiệm số 4 vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 10%. Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa.

Ø Bước 3: Cho kết tủa vào các ống nghiệm 1, 2, 3, lắc nhẹ và quan sát.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu thêm AgNO3/NH3 vào các ống nghiệm 1, 2, 3 ban đầu rồi đun cách thuỷ thì có hai ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng bạc

B. Kết thúc bước 2 thu được kết tủa màu xanh

C. Kết thúc bước 3 có hai ống nghiệm hoà tan kết tủa cho dung dịch xanh lam

D. Nếu cho I2 vào các ống nghiệm 1, 2, 3 sẽ có một ống nghiệm chuyển sang màu xanh tím

Câu 32:

Thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong dung dịch NaoH dư, đun nóng, sinh ra glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri stearat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,966 mol O2, sinh ra 0,684 mol CO2. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X tác dụng hoàn toàn với hidro (dư) (xúc tác Ni, đun nóng) thu được triolein

B. Phân tử X chứa 1 liên kết đôi C=C

C. Phân tử X chứa 54 nguyên tử cacbon

D. Giá trị của m là 10,632

Câu 33:

Cho hỗn hợp rắn gồm x mol Na2CO3, 0,2 mol NaHCO3 và 0,08 mol NaOH vào nước dư được dung dịch X, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào X. Tiến trình phản ứng được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được hỗn hợp rắn khan R. Nung R đến khối lượng không đổi được m gam rắn khan mới. Giá trị của m là

Câu 34:

Cho sơ đồ chuyển hoá:

Có các nhận định về sơ đồ trên:

(a) Trong công nghiệp, X là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất gang.                           

(b) Y vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

(c) Khi cho Z vào dung dịch AgNO3 dư sẽ thu được kết tủa không tan trong HNO3.

(d) D có màu trắng xanh, để lâu trong không khí chuyển thành E có màu nâu đỏ.                   

(e) G tan dễ trong nước, cho dung dịch dẫn điện.

Số nhận định đúng là

Câu 35:

Hỗn hợp E gồm 3 chất hữu cơ đa chức, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức -OH, -CHO, -COOH. Chia 50,76 gam hỗn hợp E thành 3 phần bằng nhau:

+ Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 17,28 gam Ag.

+ Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư, thấy thoát ra 2,688 lít khí CO2.

+ Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước.

Phần trăm khối lượng của hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E là

Câu 36:

Người ta mạ Niken lên mặt một vật kim loại M bằng phương pháp mạ điện, cường độ dòng không đổi I = 9A. Dung dịch điện phân chứa NiSO4, cực dương là Ni kim loại, cực âm là vật kim loại M có hình trụ (bán kính 2,5 cm; chiều cao 20 cm). Vật M cần được phủ đều một lớp Niken dày 0,4 mm trên bề mặt. Biết hiệu suất điện phân đạt 100%, khối lượng riêng của Ni là 8,9 g/cm3. Thời gian của quá trình điện phân (tính theo giờ) có giá trị gần nhất với

Câu 37:

Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 2,24 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào H2O dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl xM vào Y, được kết quả biểu diễn theo hình vẽ sau. Giá trị của x gần với giá trị nào sau đây?

Câu 39:

Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở và là đồng phân cấu tạo của nhau (trong đó X có số mol nhỏ nhất). Cho 5,16 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 4,36 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng và hỗn hợp hơi M gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Cho hỗn hợp M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 6,48 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm a mol Mg và 2a mol Fe. Cho hỗn hợp X tác dụng với O2, sau một thời gian thu được (136a  + 11,36) gam hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3 sản phẩm khử có cùng số mol gồm NO, N2O, NH4NO3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 647a gam chất rắn khan. Đốt hỗn hợp X bằng V lít hỗn hợp khí Cl2 và O2 (đktc) thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan hỗn hợp Z cần vừa đủ 0,8 lít dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 354,58 gam kết tủa. Giá trị của V là: