Đề thi Hóa học cực hay có lời giải chi tiết cơ bản, nâng cao (Đề 14)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Kim loại nào dưới đây là kim loại kiềm
A. Ba
B. Ca
C. Li
D. Sr
Chất nào sau đây có trạng thái lỏng ở điều kiện thường?
A. (C17H33COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. C6H5OH (phenol)
D. (C15H31COO)3C3H5
Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch
A. NaCl và KOH
B. MgCl2 và NaHCO3
C. BaCl2 và Na2CO3
D. CuSO4 và NaCl
Hóa chất dùng để phân biệt hai dung dịch glucozo và fructozo là
A. AgNO3/NH3
B. Cu(OH)2
C. Na
D. Dung dịch brom
Hòa tan hết 0,4 mol Mg trong dung dịch HNO3 thu được 0,1 mol khí Z (sản phẩm khử duy nhất). Z là
A. NO2
B. NO
C. N2
D. N2O
X là ancol mạch hở, có phân tử khối 60 đvC. Số lượng chất thỏa mãn với X là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng trong ống nghiệm, thường sinh ra khí NO2 rất độc. Để loại bỏ khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn
B. Cồn
C. Nước cất
D. Xút
Benzyl amin có công thức phân tử là
A. C6H7N
B. C7H9N
C. C7H7N
D. C7H8N
Hòa tan hết 10,8 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, không thấy khí thoát ra. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 1,5
B. 1,2
C. 2,0
D. 0,8
Cho 21,75 gam một amin (X) đơn chức, tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 30,875gam muối. Phân tử khối của X là
A. 87 đvC
B. 73 đvC
C. 123 đvC
D. 88 đvC
Cho 4 lọ đựng dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3; NaHCO3; NaNO3; NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau:
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. X là dung dịch NaNO3
B. Y là dung dịch NaHCO3
C. T là dung dịch (NH4)2CO3
D. Z là dung dịch NH4NO3
Chất nào sau đây có cấu trúc mạch polime phân nhánh?
A. Amilopectin
B. Poli isopren
C. Poli (metyl metacrylat)
D. Poli (vinyl clorua)
Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận xét nào sau đây đúng
A. X là Ag
B. Y chứa một chất rắn
C. X tan hết trong dung dịch HNO3
D. X không tan hết trong dung dịch HNO3
Hidrat hóa hoàn toàn m gam một hidrocacbon X với xúc tác Hg2+ ở 80oC thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch AgNO3 dư trong NH3 vào Y thấy tách ra 43,2 gam Ag, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,6
B. 5,2
C. 1,6
D. 3,2
Trước khi thi đấu các môn thể thao, các vận động viên thường xoa một ít chất X dưới dạng bột mịn màu trắng làm tăng ma sát và hút ẩm. X là
A. MgCO3
B. CaOCl2
C. CaO
D. Tinh bột
Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch Na2CO3 x (M) thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch B, thấy tạo kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,105
B. 0,21
C. 0,6
D. 0,3
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C3H6 thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,52 gam H2O. Thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng cháy (ở đktc) là
A. 3,808 lít
B. 5,376 lít
C. 4,480 lít
D. 7,840 lít
Cho thí nghiệm mô tả như hình vẽ
Biết mỗi kí hiệu X, Y tương ứng với một chất. X, Y trong thí nghiệm trên lần lượt là hai chất nào sau đây?
A. CaSO3, SO2
B. NH4Cl, NH3
C. CH3COONa, CH4
D. KMnO4, O2
Cho các phát biểu sau:
(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Moocphin và cocain là các chất gây nghiện.
(d) Các ion Pb2+, Hg2+, Cr3+, As3+, Mn2+ gây độc với nguồn nước. Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 vào 0,15 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 26,9 gam chất rắn và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy chất rắn, thêm tiếp 5,6 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,25
B. 19,5
C. 18,25
D. 19,45
Hỗn hợp gồm C3H6(OH)2, CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3. Cho 11,36 gam X tác dụng với Na dư thu được 3,584 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11,36 gam X thu được V lít CO2 (đktc) và 10,8 gam nước. Phần trăm khối lượng C3H6(OH)2 trong X là
A. 66,90
B. 40,14
C. 33,45
D. 60,21
Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.
(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
(4) Nối thanh nhôm với thanh đồng, để ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
X là axit đơn chức, mạch hở; Y là ancol đơn chức, mạch hở. Đun hỗn hợp X, Y với H2SO4 đặc thu được este Z. Biết trong Z có chứa 54,54% khối lượng cacbon. Số cặp chất phù hợp với X, Y là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Nhận xét nào sau đây là đúng
A. Các nguyên tố nhóm IA đều là các kim loại kiềm
B. Các kim loại nhóm IIA đều là phản ứng được với nước
C. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại
D. Khi kim loại bị biến dạng là do các lớp electron mất đi
Từ 16,2 kg gạo có chứa 81% tinh bột có thể sản xuất được V lít ancol etylic 23o, biết hiệu suất của cả quá trình lên men đạt 75%, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của là
A. 30,375 lít
B. 37,5 lít
C. 40,5 lít
D. 24,3 lít
Cho hỗn hợp chứa a mol Na2O và a mol Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch X. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Dung dịch chỉ chứa một chất tan
B. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím
C. Thêm dung dịch HCl dư vào X thấy có kết tủa trắng
D. Thêm dung dịch AlCl3 vào dung dịch X không thấy kết tủa
Cho 0,15 mol một amino axit X mạch hở phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Để phản ứng hết với dung dịch X cần 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 29,625 gam chất rắn khan. X là
A. Glutamic
B. Glyxin
C. Alanin
D. Valin
Chọn phát biểu sai:
A. Cr2O3 là chất rắn màu lục đậm
B. Cr(OH)3 là chất rắn màu xanh lục
C. CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm
D. CrO là chất rắn màu trắng xanh
Hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp và một axit không no, hai chức (tất cả đều có mạch hở). Cho 14,0 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối này thu được 17,25 gam K2CO3. Giá trị của m là
A. 23,5 gam
B. 23,75 gam
C. 19,5 gam
D. 28,0 gam
Cho các nhận xét sau:
(1) Thép là hợp kim của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 0,01% đến dưới 2%.
(2) Gang là hợp chất của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2% đến 5%.
(3) Nguyên tắc sản xuất gang là khử oxit sắt thành sắt bằng CO.
(4) Nguyên tắc sản xuất thép là khử cacbon có trong gang.
Số nhận xét đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Đốt cháy hoàn toàn 11,64 gam hỗn hợp X (glucozo, fructozo, metanal, axit axetic, metyl fomiat, saccarozo, tinh bột) cần 8,96 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Lọc tách kết tủa, thấy khối lượng dung dịch thay đổi bao nhiêu gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu
A. tăng 24,44 gam
B. tăng 15,56 gam
C. giảm 15,56 gam
D. giảm 40,0 gam
Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 10,8 và 4,48
B. 10,8 và 2,24
C. 17,8 và 2,24
D. 17,8 và 4,48
Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp MgCl2 1M và NaCl 1M, với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian 3 giờ. Sau khi kết thúc điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 10,65
B. 14,25
C. 19,65
D. 22,45
Hòa tan hết m gam hỗn hợp Na và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X, kết quả được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của m là
A. 17,76
B. 21,21
C. 33,45
D. 20,95
Cho các phát biểu sau:
(1) Các oxit của kim loại kiềm phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(2) Các kim loại Ag, Fe, Cu và Mg đều được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.
(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối. Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(c) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho Fe vào bình chứa HCl đặc, nguội.
(f) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(g) Al2O3 vào dung dịch KOH.
(h) KMnO4 vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HNO3 3M (dư) đun nóng thu được dung dịch Y và V lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của NO3-). Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 3,36 lít
B. 5,04 lít
C. 5,6 lít
D. 4,48 lít
Hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X, Y (biết Y hơn X một liên kết peptit; cả X, Y đều được tạo ra từ hai amino axit A, B có dạng NH2-CnH2n-COOH, MA < MB). Cho 0,1 mol hỗn hợp T tác dụng với lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 0,42 mol muối của amino axit A và 0,14 mol muối amino axit B. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam T cần 14,112 lít khí oxi đo ở đktc. Phân tử khối của X có giá trị là
A. 345
B. 444
C. 387
D. 416
Để hòa tan hết 59,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, Cu(NO3)2 cần 2,6 mol dung dịch HCl loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa 134,0 gam muối clorua và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2, tỉ khối hơi của Y so với H2 là 5,2. Khối lượng Al trong hỗn hợp X là
A. 10,8
B. 14,85
C. 16,2
D. 13,5
Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, mạch hở Y, Z (biết số cacbon trong Z nhiều hơn số cacbon trong Y một nguyên tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,53 mol O2. Mặt khác, thủy phân hết m gam X cần dung dịch chứa 0,3 mol KOH, sau phản ứng thu được 35,16 gam hỗn hợp muối T và một ancol no, đơn chức, mạch hở (Q). Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp muối T ở trên cần vừa đủ 1,08 mol O2. Công thức phân tử của Z là
A. C4H6O2
B. C4H8O2
C. C5H8O2
D. C5H6O2