Đề thi Hóa học cực hay có lời giải chi tiết cơ bản, nâng cao (Đề 25)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất trong tất cả các kim loại?
A. Ag
B. Fe
C. Pb
D. Os
Cho các ion sau: Fe3+, Ag+, Cu2+, Zn2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Fe3+.
B. Cu2+
C. Ag+
D. Zn2+
Hai dung dịch được dùng làm mềm tính cứng của nước nước vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl
B. Na2CO3 và Na3PO4
C. NaCl và Ca(OH)2
D. BaCl2 và Na3PO4
Mô tả nào sau đây về kim loại nhôm là không đúng?
A. Màu trắng bạc, là kim loại nhẹ
B. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng
C. Là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái
D. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt hơn đồng kim loại
Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl3
B. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2
C. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2
D. Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch Ca(HCO3)2
Đốt cháy hoàn toàn 12,48 gam kim loại M trong khí Cl2 dư, thu được 38,04 gam muối. Kim loại M là
A. Fe
B. Mg
C. Al
D. Cr
Để khứ hoàn toàn 12,16 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng vừa đủ 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 12,16 gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 28,16.
B. 29,28.
C. 26,81.
D. 28,92.
Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch chứa muối nào sau đây?
A. CuSO4
B. ZnSO4
C. AgNO3
D. Fe(NO3)3
Cho một mẩu quặng sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư) không thấy khí thoát ra. Mẫu quặng đem dùng là
A. Manhetit
B. Xiđerit
C. Hemantit đỏ
D. Pirit
Kim loại nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội; vừa phản ứng với dung dịch Fe2(SO4)3?
A. Ag
B. Fe
C. Cu
D. Cr
Isoamyl axetat có công thức phân tử là
A. C6H12O2
B. C6H10O2
C. C7H14O2
D. C7H12O2
Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có công thức phân tử C3H9N là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Amino axit nào sau đây có số nguyên tử hiđro (H) là số chẵn?
A. Glyxin
B. Axit glutamic
C. Lysin
D. Alanin
Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ nào sau đây?
A. Tơ thiên nhiên
B. Tơ polieste
C. Tơ vinylic
D. Tơ poliamit
Thủy phân este nào sau đây, sản phẩm đều cho được phản ứng tráng gương?
A. HCOOC(CH3)=CH2
B. CH2=CHCOOCH=CH2
C. HCOOCH2-CH=CH2
D. HCOOCH=CH-CH3
Đốt cháy hoàn toàn 13,0 gam axit cacboxylic X có mạch không phân nhánh bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 16,5 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H4O2
B. C3H4O4
C. C2H2O4
D. C4H6O2
Cho 0,15 mol este X đơn chức tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH 8%, thu được 172,2 gam dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 31,5
B. 28,8
C. 29,1
D. 31,8
Thủy phân hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp gồm glyxin và alanin. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
Cho các chất sau: axit glutamic, metylamoni clorua, saccarozơ, glixerol, triolein, lòng trắng trứng. Số chất có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Cho các nhận định sau:
(a) Xà phòng là muối natri hay kali của các axit béo.
(b) Nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào lòng trắng trứng, xuất hiện kết tủa màu vàng.
(c) Các polipeptit đều cho phản ứng màu biurê.
(d) Axit oleic là đồng đẳng của axit fomic.
Các nhận định đúng là
A. (a),(b),(c).
B. (a),(b).
C. (a),(b),(d).
D. (b),(c).
Hòa tan hoàn toàn 16,48 gam hỗn hợp gồm M2CO3 (x mol) và MHCO3 (y mol) trong dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Tỉ lệ x : y là
A. 1 : 4.
B. 1 : 1.
C. 2 : 3.
D. 1 : 3.
Đốt cháy 16,8 gam bột Fe trong khí O2, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,18 mol khí NO (sản phẩm khử của duy nhất của N+5). Giá trị m là
A. 22,56
B. 19,68
C. 19,36
D. 20,00
Este X mạch hở có công thức dạng CnH2n-2O2. Thủy phân hoàn toàn 10,32 gam X, lấy toàn bộ sản phẩm tạo thành tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 51,84 gam Ag. Số đồng phân của X thỏa mãn là
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Lấy 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y. Cho NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 8,0 gam; đồng thời thu được dung dịch chứa 21,0 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH
B. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-COOH
D. CH3-CH(NH2)-COOH
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho a mol bột CrO3 vào dung dịch chứa a mol NaOH.
(b) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(c) Cho hỗn hợp gồm a mol Na và a mol Al vào nước dư.
(d) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch NaOH loãng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Thí nghiệm nào sau đây thu được muối Fe(III)?
A. Đốt cháy hỗn hợp gồm Fe và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí
B. Để hiđroxit Fe(II) lâu ngày ngoài không khí ẩm
C. Cho bột Fe dư vào dung dịch AgNO3
D. Cho oxit Fe(III) vào dung dịch HCl loãng, dư
Hỗn hợp X gồm C6H12O6, CH3COOH, C2H4(OH)2 và HO-CH2-CH2-COOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 26,84 gam CO2 và 13,14 gam H2O. Giá trị m là
A. 18,02
B. 21,58
C. 18,54
D. 20,30
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH loãng, dư.
(b) Cho nước Br2 vào dung dịch chứa NaCrO2 và NaOH.
(c) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch NaCrO2.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3.
Số thí nghiệm tạo ra muối Cr(VI) là
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Hỗn hợp X gồm H2N-CH2-COOCH3 và este Y (CnH2n-2O2). Đun nóng 15,25 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 0,2 mol hỗn hợp Z gồm ancol và anđehit. Nếu đốt cháy 15,25 gam X cần dùng a mol O2, thu được hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,6
B. 0,7
C. 0,9
D. 1,1
Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch X chứa CuSO4 aM và NaCl 3aM bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực thì dừng điện phân, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 3,584 lít (đktc). Giá trị của a là
A. 0,3
B. 0,2
C. 0,4
D. 0,5
Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử là C2H4O2 và có các tính chất sau:
- X và Y đều cho được phản ứng tráng gương.
- Y và Z đều tác dụng được với Na, giải phóng khí H2.
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Đun nóng chất X với dung dịch NaOH, thu được muối và ancol
B. Chất Y là hợp chất hữu cơ tạp chức
C. Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn chất X
D. Chất Y và chất Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. C2H6O và C2H4O2 có số đồng phân mạch hở bằng nhau
B. C3H8O và C3H9N có số đồng phân mạch hở bằng nhau
C. C2H4O2 và C2H7N có số đồng phân mạch hở bằng nhau
D. C2H6O và C2H7N có số đồng phân mạch hở bằng nhau
Cho 28,7 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và Fe(NO3)3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,34 mol H2SO4 (loãng), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y chỉ chứa hai muối là FeSO4 và CuSO4. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 53,28
B. 53,20
C. 53,60
D. 53,12
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na2O và 7,14 gam Al2O3 trong nước dư, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M đến dư vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch HCl 1M được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x là
A. 0,14
B. 0,16
C. 0,12
D. 0,18
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại dưới bảng sau:
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Glucozơ, xenlulozơ, lòng trắng trứng, phenylamoni clorua
B. Glixerol, lòng trắng trứng, saccarozơ, anilin
C. Glucozơ, xenlulozơ, anilin, lòng trắng trứng
D. Glixerol, saccarozơ, lòng trắng trứng, phenylamoni clorua
Hỗn hợp X gồm hexametylenđiamin, axit glutamic, tripeptit Glu-Glu-Glu và a-amino axit Y (CnH2n+1O2N). Lấy 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol HCl hoặc dung dịch chứa 0,26 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, thu được a mol hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Dẫn a mol Z qua nước vôi trong lấy dư, thu được 96,0 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 2,06
B. 2,16
C. 2,36
D. 2,26
Nhiệt phân hỗn hợp gồm Mg và 0,16 mol Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 1,12 mol HCl, thu được dung dịch Z và 0,08 mol hỗn hợp khí T gồm hai đơn chất khí. Tỉ khối của T so với He bằng 2,125. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 59,96
B. 59,84
C. 59,72
D. 59,60
Cho các nhận định sau:
(a) Saccarozơ, amilozơ, xenlulozơ đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(b) Oxi hóa không hoàn ancol etylic thu được axetanđehit.
(c) Ở trạng thái tinh thể, glyxin tồn tại dưới dạng +H3N-CH2-COO-.
(d) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(e) Nhiệt độ sôi của các axit cacboxylic cao hơn ancol và este có cùng số nguyên tử cacbon.
(g) Độ tan trong nước của các ankylamin tăng dần theo độ giảm của phân tử khối.
Số nhận định đúng là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Cho các nhận định sau:
(a) CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa rất mạnh.
(b) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4, thu được dung dịch có màu vàng.
(c) Cr2O3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng.
(d) Cr và Fe tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư đều theo cùng tỉ lệ mol.
(e) Trong môi trường axit, các muối Cr(III) thể hiện tính oxi hóa.
(g) KCr(SO4)2.12H2O được dùng làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
Số nhận định đúng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một este hai chức (đều mạch hở và được tạo bởi từ các ancol no). Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp Y gồm hai este. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol và 24,06 gam hỗn hợp T gồm các muối của axit đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,72 mol O2, thu được CO2 và 12,78 gam H2O. Tổng khối lượng của hai este đơn chức trong 0,2 mol hỗn hợp X là
A. 10,82
B. 12,44
C. 14,93
D. 12,36