Đề thi Hóa học cực hay có lời giải chi tiết cơ bản, nâng cao (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ở điều kiện thường, phi kim nào sau đây ở trạng thái lỏng? 

Câu 2:

Kim loại nào sau đây không tan trong nước ở điều kiện thường? 

Câu 3:

Quặng sắt manhetit có thành phần chính là 

Câu 4:

Với vỏ tàu bằng thép, ngoài việc sơn phủ, để bảo vệ tốt nhất cho vỏ tàu không bị ăn mòn ta có thể gắn vào phần chìm dưới nước biển của vỏ tàu bằng các thanh kim loại nào sau đây?

D. Mg

Câu 5:

Khi tiến hành thí nghiệm sinh ra các khí độc như SO2, H2S, Cl2, NO2. Để hạn chế các khí này thoát ra từ ống nghiệm một cách có hiệu quả nhất đồng thời tiết kiệm nhất, chúng ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào? 

A. Dung dịch Ba(OH)2

B. Dung dịch nước vôi trong, Ca(OH)2

C. Dung dịch xút ăn da, NaOH

D. Dung dịch potat ăn da, KOH

Câu 6:

Este C2H5COOCH3 có tên là 

Câu 7:

Trong phân tử chất nào sau đây chứa nguyên tố nitơ? 

Câu 8:

Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? 

A. Trùng hợp vinyl xianua

B. Trùng ngưng axit e-aminocaproic

C. Trùng hợp metyl metacrylat

D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.

Câu 9:

Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1:1. Chất X có thể lên men rượu. X là chất nào trong các chất sau? 

Câu 10:

“Ô nhiễm trắng” là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi loại ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường, và thông điệp mà Liên hợp quốc đưa ra hiện nay là “Từ chối sản phẩm nhựa sử dụng một lần”. Bên cạnh đó, thói quen dùng túi nilon đựng đồ ăn, đặc biệt là đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể do túi nilon nhuộm màu chứa nhiều các kim loại nặng. Những kim loại nặng hay gặp ở đây là

Câu 11:

Đốt cháy 4,56 gam hỗn hợp E chứa metylamin, đimetylamin, trimetylamin cần dùng 0,36 mol O2. Mặt khác lấy 4,56 gam E tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được lượng muối là

Câu 12:

Chất nào sau đây là chất điện li yếu? 

Câu 13:

Khi điều chế lượng nhỏ các khí trong phòng thí nghiệm có thể thu khí bằng cách: dời không khí để xuôi bình (1), dời không khí úp ngược bình (2) hoặc dời nước (3). 

Thu khí bằng cách dời nước có thể được dùng tốt nhất với khí nào sau đây

Câu 14:

Phát biểu không chính xác là

A. Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng đồng đẳng

B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

D. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.

Câu 15:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:

X, Y, Z, T lần lượt là

A. etyl axetat, fructozơ, anilin, axit aminoaxetic

B. etyl axetat, anilin, axit aminoaxetic, fructozơ

C. axit aminoaxetic, anilin, fructozơ, etyl axetat

D. etyl axetat, anilin, fructozơ, axit aminoaxetic

Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 5,04 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp Y gồm khí cacbonic và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn Y vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là

Câu 17:

Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Fe, Cr, Cu đều có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện

B. Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất

C. Trong các phản ứng hóa học, kim loại luôn có tính khử

D. Cr là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất

Câu 18:

Trong các kim loại Cu; Ag; Na; K và Ba, số kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là:

Câu 19:

Có tất cả bao nhiêu peptit chứa tối đa 1 gốc Gly, 1 gốc Ala, 1 gốc Val tham gia phản ứng màu biure với Cu(OH)2/NaOH? 

Câu 20:

Cho dãy chất gồm: glucozơ, fructozơ, triolein, metyl acrylat, saccarozơ, etyl fomat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là: 

Câu 21:

Đun nóng 0,3 mol bột Fe với 0,2 mol bột S đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp A. Hòa tan hết A bằng dung dịch HCl dư thu được khí D. Tỉ khối hơi của D so với không khí bằng

Câu 22:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H8O4 tham gia dãy chuyển hóa sau:

(1) X+NaOHY+Z+T

(2) Y+H2SO4E+Na2SO4

(3) Z+H2SO4(loãng)F+H2SO4

(4) FH2SO4dac, 1700CI+H2O

Cho biết E, T đều có phản ứng tráng gương; I là axit có công thức C3H4O2. X có thể là chất nào dưới đây?

Câu 23:

Cho các chất sau: axetilen, metanal, axit fomic, metyl fomat, glixerol, saccarozơ, metyl acrylat, vinyl axetat, triolein, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch nước brom là

Câu 24:

Cho dãy các chất: Ag, K, Na2O, NaHCO3 và Al(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

Câu 25:

Cho các phát biểu sau:

(1) Gang là hợp kim của sắt có chứa từ 0,01 - 2% khối lượng cacbon.

(2) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+Mg2+.

(3) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam.

(4) Hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.

(5) Nước đá khô có công thức là CO2 (rắn), không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm.

Số phát biểu sai

Câu 26:

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí than ướt X gồm CO, H2, và CO2. Cho toàn bộ khí X đi qua ống sứ đựng CuO nung nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng ống sứ giảm 24,0 gam, đồng thời tạo thành 18 gam H2O. Lấy toàn bộ khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ hấp thụ vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 27:

Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức là đồng phân của nhau với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và 18,34 gam hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Đốt cháy toàn bộ Y, thu được CO2 và nước có tổng khối lượng là 21,58 gam. Tỉ lệ của a : b gần nhất với:

Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

(b) Phân tử khối của một amino axit (1 nhóm –NH2, 1 nhóm -COOH) luôn là một số lẻ.

(c) Este hầu như không tan trong nước và nhẹ hơn nước, vì giữa các phân tử este không có liên kết hiđro.

(d) Chất béo gồm lipit, sáp, gluxit và photpholipit.

(e) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

(g) Tương tự xenlulozơ, amilozơ cũng là polime dạng sợi, có mạch không phân nhánh.

Số phát biểu đúng là

Câu 29:

Cho các cặp chất sau tác dụng với nhau ở điều kiện nhiệt độ thích hợp:

(a) C + SiO2; (b) P + HNO3 đặc;

(c) NH3 + O2; (d) Cl2 + NH3;

(e) AgNO3 + Fe(NO3)2;(g) SiO2 + HF;

(h) Na2SiO3 + CO2; (i) CO + FeO;

Có bao nhiêu phản ứng có thể tạo đơn chất là phi kim?

Câu 30:

Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,25M và K2CO3 0,4M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với

Câu 31:

Hỗn hợp X gồm axetilen và vinylaxetilen có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,5. Thực hiện phản ứng đime hỗn hợp X thu được 9,36 gam hỗn hợp khí Y (giả sử chỉ xảy ra phản ứng đime axetilen). Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 38,25 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng đime là

Câu 32:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch CaCl2, thấy có a mol CaCl2 phản ứng.

Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có b mol HCl phản ứng.

Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có c mol NaOH phản ứng.

Biết a < b < c. Hai chất X, Y lần lượt là

Câu 33:

Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của chất X theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vài mẩu nhỏ canxi cacbua vào ống nghiệm đã đựng 1 ml nước và đậy nhanh bằng nút có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn.

Bước 2: Đốt khí sinh ra ở đầu ống vuốt nhọn.

Bước 3: Dẫn khí qua ống nghiệm đựng dung dịch KMnO4 và dung dịch AgNO3 trong NH3

Có các phát biểu sau:

(a) Có thể thay canxi cacbua bằng đất đèn.

(b) Khí X sinh ra trong thí nghiệm còn được gọi là “khí đất đèn”, có khả năng bảo quản hoa quả tươi lâu hơn.

(c) Khi cháy, X toả nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì để hàn, cắt kim loại.

(d) Dẫn khí X đến dư qua dung dịch KMnO4, màu tím nhạt dần để lại trong ống nghiệm dung dịch trong suốt, không màu.

(e) Dẫn khí X qua dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy tạo thành kết tủa là sản phẩm của phản ứng tráng gương.

(g) Khí X có thể thu bằng cả phương pháp dời khí và dời nước.

Số phát biểu đúng là

Câu 34:

Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 

Câu 35:

Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau: Khối lượng kết tủa cực đại thu được là

Câu 36:

Đốt cháy hoàn toàn 8,4 gam hỗn hợp E gồm: este đơn chức X và hai este mạch hở Y, Z (MX < MY < MZ) cần vừa đủ 0,4425 mol O2, thu được 5,4 gam H2O. Mặt khác 8,4 gam E tác dụng vừa đủ với 0,1125 mol NaOH, thu được 2,895 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử C, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T thì thu được Na2CO3, H2O và 0,22875 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Z trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu 37:

Hỗn hợp X chứa một oxit sắt, 0,02 mol Cr2O3 và 0,04 mol Al. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,896 lít SO2 ở (đktc, sản phẩm khử duy nhất).

- Phần 2 tác dụng vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z và 0,336 lít H2 ở (đktc), dung dịch Z tác dụng tối đa x mol NaOH thu được 6,6 gam hỗn hợp kết tủa.

Biết các phản ứng xẩy ra trong môi trường không có oxi. Giá trị của x là

Câu 38:

Hỗn hợp E gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tố C, H, O. Tiến hành ba thí nghiệm với m gam hỗn hợp E:

Thí nghiệm 1: phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.

Thí nghiệm 2: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M.

Thí nghiệm 3: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 2,24 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 8,96 lít CO2, nước và muối cacbonat. Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu 39:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối không chứa ion Fe3+ và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y trong điều kiện không có không khí, thu được 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi có trong X là

Câu 40:

Hỗn hợp E chứa ba peptit X, Y, Z MX<MY<MZ đều mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 13; trong mỗi phân tử X, Y, Z đều có số nguyên tử oxi không nhỏ hơn 6. Đốt cháy hết 32,052 gam E cần dùng 2,061 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Nếu thủy phân hoàn toàn 0,35 mol E cần dùng dung dịch chứa 82,0 gam NaOH, thu được dung dịch chứa muối của glyxin và valin. Biết rằng trong E số mol của X nhỏ hơn số mol của Y. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là.