Đề thi Hóa học cực hay có lời giải chi tiết cơ bản, nâng cao (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thủy phân chất béo trong NaOH luôn thu được

Câu 2:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh? 

A. Dung dịch lysin 

B. Dung dịch alanin 

C. Dung dịch glyxin 

D. Dung dịch valin 

Câu 3:

Protein, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia 

A. Phản ứng thủy phân và phản ứng cháy

B. Phản ứng cháy và phản ứng tráng gương

C. Phản ứng este hóa và phản ứng thủy phân

D. Phản ứng cộng và phản ứng thế

Câu 4:

Cao su buna-S và cao su buna-N là sản phẩm đồng trùng hợp của buta-1,3-đien với

A. stiren và amoniac

B. stiren và acrilonitrin

C. lưu huỳnh và vinyl clorua

D. lưu huỳnh và vinyl xianua

Câu 5:

Kết luận nào sau đây phù hợp với thực nghiệm? Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O, và khí N2

A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ

B. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi

C. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ

D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ; có thể có hoặc không có oxi

Câu 6:

Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất 

Câu 7:

Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch

Câu 8:

Cho lần lượt Fe và Cr tác dụng với các chất sau, chất nào cho sản phẩm mà số oxi hóa của Fe và Cr là khác nhau? 

A. tác dụng với dung dịch HNO3

B. tác dụng với bột S, nung nóng

C. tác dụng với Cl2, nung nóng

D. tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư

Câu 9:

Tục ngữ có câu: “Nước chảy đá mòn” trong đó về nghĩa đen phản ánh hiện tượng đá vôi bị hòa tan khi gặp nước chảy. Phản ứng hóa học nào sau đây có thể giải thích hiện tượng này?

Câu 10:

Phát biểu không đúng là

A. Để mắt tránh bị khô do thiếu vitamin A nên ăn cà rốt, gấc, cà chua

B. Dùng nước vôi dư để xử lý các ion kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước

C. Dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm là phương pháp an toàn thực phẩm

D. Nicotin có trong thuốc lá, thuộc nhóm chất ma túy

Câu 11:

Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HCl (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là

Câu 12:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm như sau: 

Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh:

A. Tính tan nhiều trong nước của NH3 

B. Tính tan nhiều trong nước của HCl

C. Dung dịch HCl có tính axit mạnh

D. Dung dịch NH3 có tính bazơ yếu

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Crom (III) oxit là oxit lưỡng tính

B. Hợp chất crom (VI) có tính oxi hoá mạnh

C. Thêm dung dịch axit vào muối cromat, màu vàng chuyển thành màu da cam

D. Các hợp chất CrO3, Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân tử khối của một amino axit (có 1 nhóm –NH2, 1 nhóm -COOH) luôn luôn là một số lẻ

B. Các polime sử dụng làm tơ đều tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng

C. Vinyl axetat, metyl acrylat đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp

D. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng

Câu 15:

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O là?

Câu 16:

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa hết với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong 0,15 mol hỗn hợp X là

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Hỗn hợp tecmit (dùng để hàn gắn đường ray) gồm bột Fe và Al2O3

B. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO-3SO2-4Cl-

C. Các kim loại kiềm thổ đều cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện

D. Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O

Câu 18:

Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. K2CO3 có trong tro thực vật cũng là một loại phân kali

B. Loại phân đạm có hàm lượng đạm cao nhất là ure, (NH2)2CO

C. Phân lân nung chảy là hỗn hợp các muối silicat và photphat của magie và canxi

D. Đạm amoni chỉ phù hợp với đất chua

Câu 19:

Thực hiện thí nghiệm đối với ác dung dịch và có kết quả ghi theo bảng sau:

Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là

A. Phenylamoni clorua, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, saccarozo, anilin

B. axit glutamic, hồ tinh bột, glucozo, glyxylglyxin, anilin

C. phenylamoni clorua, hồ tinh bột, etanol, lòng trắng trứng, anilin

D. axit glutamic, hồ tinh bột, saccarozo, glyxylglyxylglyxin, anilin

Câu 20:

Cho luồng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp rắn X gồm CuO, MgO đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy

A. Y tan một phần và có hiện tượng sủi bọt khí

B. Y tan hết và không có hiện tượng sủi bọt khí

C. Y tan hết và có hiện tượng sủi bọt khí

D. Y tan một phần và không có hiện tượng sủi bọt khí

Câu 21:

Nung bột Fe2O3 với a gam bột Al trong khí trơ, thu được 11,78 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch NaOH, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

Câu 22:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;

(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;

(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;

(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

Câu 23:

Trong các chất: p-CH3COOC6H4OH, CH3CH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH, m-HOC6H4OH, CH3COOC6H5, ClH3NCH(CH3)COOH. Có bao nhiêu chất mà 1 mol chất đó phản ứng vừa đủ với 2 mol dung dịch NaOH?

Câu 24:

Từ 1 tấn mùn cưa chứa 60% xenlulozơ điều chế ancol etylic 700, hiệu suất của quá trình là 70%, khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 g/ml. Thể tích ancol 700 thu được là

Câu 25:

Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín:

(1) Fe + S (r); (2) Fe2O3 + CO (k);

(3) Au + O2 (k); (4) Li + N2 ;

(5) Cu + KNO3 (r); (6) Al + NaCl (r);

(7) Fe + Cr2O3; (8) Mg + CaCO3 (r);

Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là

Câu 26:

Trong phòng tối, tiến hành cho vào bình hỗn hợp gồm khí metan và khí clo, sau đó nút kín miệng bình và đưa bình ra ánh sáng để trong một khoảng thời gian. Tiếp tục mở nút miệng bình và cho vào bình một ít nước cất, lắc nhẹ được dung dịch X. Cho một số nhận định về thí nghiệm trên như sau:

1. Ban đầu bình khí có màu vàng nhạt của clo, khi đưa ra ánh sáng thì màu nhạt dần.

2. Nhúng quỳ tím vào dung dịch X thì quỳ tím hóa đỏ.

3. Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên là phản ứng thế.

4. Cho AgNO3 vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa trắng.

5. Trong các sản phẩm tạo thành có một chất có phân tử khối 51,5 đvC.

6. Theo lí thuyết, trong suốt quá trình bình được nút kín miệng, áp suất khí trong bình không thay đổi.

Số nhận định đúng trong các nhận định trên là

Câu 27:

Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và NaHCO3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch chứa HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít CO2 (ở đktc). Mặt khác nung 9 gam X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Câu 28:

Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, sinh ra glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri linoleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,385 mol O2 sinh ra 1,71 mol CO2. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử X chứa 54 nguyên tử cacbon

B. Phân tử X chứa 3 liên kết đôi C= C

C. Giá trị của m là 26,46

D. Hiđro hóa hoàn toàn X (xúc tác Ni, đun nóng) thu được triolein

Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(1). Propan-1,3-điol hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.

(2). Axit axetic không phản ứng được với Cu(OH)2.

(3). Từ các chất CH3OH, C2H5OH, CH3CHO có thể điều chế trực tiếp axit axetic.

(4). Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl.

(5). Hỗn hợp Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.

(6). Hỗn hợp Al2O3 và K2O có thể tan hết trong nước.

(7). Hỗn hợp Al và BaO có thể tan hết trong nước.

(8). FeCl3 có cả tính oxi hóa và tính khử.

Số phát biểu đúng là

Câu 30:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(6) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4.

(7) Cho brom vào ống nghiệm chứa dung dịch anilin.

(8) Hòa tan xà phòng vào nước cứng vĩnh cửu.

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

Câu 31:

Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Để thu được kết tủa nhiều nhất từ dung dịch Z cần tiếp tục cho vào dung dịch Z một lượng tối thiểu là 40 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

Câu 32:

Hỗn hợp E gồm H2, ankin X, anken Y (Y lớn hơn X một nguyên tử cacbon). Cho 0,5 mol E vào bình kín có xúc tác Ni, đun nóng. Sau thời gian thu được hỗn hợp T. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 0,7 mol CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử của X, Y là

Câu 33:

Cho ba ống nghiệm riêng biệt chứa ba chất tan X, Y, Z trong nước lấy theo tỉ lệ mol theo thứ tự 1:2:1. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư vào ba ống nghiệm, thu được tổng số mol kết tủa là a (mol).

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch BaCl2 dư vào ba ống nghiệm, thu được tổng số mol kết tủa là b (mol).

Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ba ống nghiệm, thu được tổng số mol kết tủa là c (mol).

Biết a : b : c = 1 : 2 : 3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là

Câu 34:

Chất X có công thức C6H10O5 (trong phân tử không chứa nhóm –CH2-). Khi cho X tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol X đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

(1) XY+H2O; 

(2) X + 2NaOH → 2Z + H2O

(3) Y + 2NaOH → Z + T + H2O

(4) 2Z + H2SO4 → 2P + Na2SO4

(5) T + NaOH xt,CaO,to Na2CO3 + Q

(6) Q+H2OG

Biết rằng X, Y, Z, T, P, Q, G đều là các hợp chất hữu cơ mạch hở. Có các nhận định sau:

(a) P tác dụng Na dư cho nH2=nP.

(b) Q có khả năng làm hoa quả nhanh chín.

(c) Hiđro hoá hoàn toàn T (Ni, t0) thu được Z.

(d) G có thể dùng để sản xuất “xăng sinh học”.

Số nhận định đúng là

Câu 35:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau:

Giá trị nào sau đây của mmax là đúng?

Câu 36:

Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác 21,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m gần nhất với

Câu 37:

Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) V lít dung dịch X chứa đồng thời R(NO3)2 0,45M (R là kim loại hóa trị không đổi) và NaCl 0,4M trong thời gian t giây, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch chứa KOH 0,75M và NaOH 0,5M, không sinh ra kết tủa. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V là

Câu 38:

Hợp chất hữu cơ X có vòng benzen và chứa các nguyên tố C, H, O. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 12%, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được phần hơi chỉ chứa nước có khối lượng là 91,6 gam và phần chất rắn Y có khối lượng m gam. Nung Y với khí oxi dư, thu được 15,9 gam Na2CO3; 24,2 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Giá trị của m là

Câu 39:

Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 25,157% về khối lượng). Hòa tan hết 19,08 gam X trong dung dịch chứa 1,32 mol NaHSO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 171,36 gam và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 7,5. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 19,72 gam kết tủa. Giá trị của x là

Câu 40:

X, Y là hai ancol no, đơn chức, mạch hở (MX < MY), Z là axit cacboxylic no, hai chức, mạch hở, T là este mạch hở tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T bằng 7,84 lít oxi vừa đủ thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước có số mol bằng nhau. Lấy 7,4 gam E cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp ancol. Chia hỗn hợp ancol này thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với Na dư thu được 448 ml H2 (đktc). Phần hai oxi hóa bởi CuO nung nóng (H = 100%) thu được hỗn hợp hai andehit. Cho hỗn hợp anđehit này tráng gương hoàn toàn được 11,88 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với