Đề thi Hóa học cực hay có lời giải chi tiết cơ bản, nâng cao (Đề 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?

Câu 2:

Trong các ion kim loại: Al3+, Ag+, Fe2+, Cu2+, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? 

Câu 3:

Chất nào sau đây có khả năng loại được nhiều nhất các ion ra khỏi một loại nước thải công nghiệp có chứa các ion: Fe3+, NO, H+, Cu2+, Pb2+, Zn2+, Al3+, Ca2+ ?

Câu 4:

Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là

Câu 5:

Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là? 

A. Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3

B. Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III)

C. Để nước khử Fe(III) thành Fe(II)

D. Đẩy nhanh tốc độ phản ứng

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH

B. Metylamin làm xanh quỳ tím ẩm

C. Peptit bị thủy phân trong môi trường axit và kiềm

D. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh

Câu 7:

Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra khí gây ô nhiễm?

A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng

B. Thêm từ từ dung dịch HCl và dung dịch NaHCO3

C. Cho Zn vào dung dịch H2SO4 loãng

D. Cho Cu vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 và HCl

Câu 8:

Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

Câu 9:

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Amilopectin và thủy tinh hữu cơ plexiglas đều có mạch polime phân nhánh

B. Trùng ngưng cao su thiên nhiên với lưu huỳnh thu được cao su lưu hóa

C. Nilon-6, Nilon-7 và Nilon-6,6 đều là polipeptit

D. Trùng hợp CH2=CH-CN thu được polime dùng làm tơ

Câu 10:

Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây?

Câu 11:

Cacbohiđrat nào sau đây có dạng sợi, không tan trong nước nhưng tan trong nước Svayde?

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất

B. Bột Al2O3 có thể dùng làm xúc tác cho tổng hợp hữu cơ

C. Phèn chua, K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, có thể làm trong nước

D. Nhôm hiđroxit là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, nhưng tan trong dung dịch NH3

Câu 13:

Trộn 2,43 gam Al với 9,28 gam Fe3O4 rồi nung nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 2,352 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y được a gam muối khan. Giá trị của a là

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn 1,94 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư được 1,12 lít (khí) và dung dịch Y có chứa 2,92 gam chất tan. Phần trăm khối lượng của Al có trong X là

Câu 15:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau

 Kết tủa trắng X, Y, Z, T lần lượt là

A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin

B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin

C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ

D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin

Câu 16:

Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam X trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y, sau đó cho thêm lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được 8,64 gam Ag. Thành phần phần trăm theo khối lượng của glucozơ trong X là

Câu 17:

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 11) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m + 10,95) gam muối. Giá trị của m là

Câu 18:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?

Câu 19:

Cho sơ đồ phản ứng:

CrCl2,du,t0Xdung dich NaOh duYBr2+dung dich NaOHZBaCl2T

Nhận xét nào sau đây sai?

A. Trong phản ứng tạo Z, Y đóng vai trò là chất khử

B. T là kết tủa màu da cam

C. Z có thể tác dụng với dung dịch HCl

D. Chất X vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Câu 20:

Chọn mệnh đề đúng khi nói về cacbohiđrat

A. Glucozơ không làm mất màu nước brom

B. Mỗi mắt xích của xenlulozơ có 5 nhóm OH tự do

C. Trong tinh bột thì amilozơ thường chiếm hàm lượng cao hơn amilopectin

D. Saccarozơ có thể thu từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt

Câu 21:

Ngâm một vật làm bằng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa. Nhận định đúng là

A. Zn đóng vai trò là anot và bị khử thành Zn2+.

B. Cu đóng vai trò là catot và ion H+ bị khử thành H2

C. Cu đóng vai trò là anot và bị oxi hóa thành Cu2+

D. Zn đóng vai trò là catot và bị oxi hóa thành Zn2+.

Câu 22:

Chất hữu cơ X có số công thức phân tử C3H9O2N vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là

Câu 23:

Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Khi cho các chất sau lần lượt tác dụng với dung dịch X: Cu, Mg, Al, AgNO3, Na2CO3, NaNO3, NaOH, NH3. Có bao nhiêu trường hợp phản ứng hóa học xảy ra không phải là phản ứng oxi hóa - khử?

Câu 24:

Trong số các loại tơ sau: tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ lapsan; tơ enang. Có bao nhiêu loại tơ thuộc tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp)?

Câu 25:

Cho từ từ, đồng thời khuấy đều 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm: NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm: HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm: KOH 0,6M và BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 26:

Chia hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp thành 3 phần bằng nhau:

Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).

Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 6,272 lít CO2 (đktc).

Phần 3: Tác dụng vừa đủ với etylen glicol thu được m gam hỗn hợp 3 este không chứa nhóm chức khác.

Giá trị của m là

Câu 27:

Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 1700C không tạo ra anken. Có các nhận định sau:

(a) Chất X có mạch cacbon không phân nhánh.

(b) Chất Z tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

(c) Chất Y có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol etylic.

(d) Phân tử chất Z có số nguyên tử hiđro bằng 1/2 số nguyên tử oxi.

Số nhận định đúng là

Câu 28:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

(b) Cho crom (VI) oxit vào dung dịch BaCl2 dư.

(c) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư.

(d) Đun nóng đến sôi nước cứng tạm thời.

(e) Cho phân lân supephotphat kép vào dung dịch NaOH dư.

(g) Sục khí CO2 đến dư vào nước thủy tinh lỏng.

(h) Dẫn khí đất đèn qua dung dịch AgNO3/NH3.

(i) Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi kết thúc các phản ứng là

Câu 29:

Cho các nhận xét sau:

(1) Al và Cr đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

(2) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì cuối cùng thu được kết tủa.

(3) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Au.

(4) Thêm NaOH vào dung dịch FeCl2 thì thu được kết tủa màu trắng xanh.

(5) Để phân biệt Al và Al2O3 ta có thể dùng dung dịch NaOH.

Số nhận xét không đúng là

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm propin (0,15 mol), axetilen (0,1 mol), etan (0,2 mol) và hiđro (0,6 mol). Nung nóng X với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được a mol kết tủa và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng tối đa với 8 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

Câu 31:

Sục từ từ CO2 vào 200ml dung dịch X có chứa NaOH và Ba(OH)2, thu được kết quả được biểu diễn bằng độ thị dưới đây: Nhỏ từ từ 200ml dung dịch X vào dung dịch Y chứa 0,05 mol Al2(SO4)3 1M, khối lượng kết tủa tạo ra là

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

a. Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.

b. Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.

c. Vinyl xianua được sử dụng sản xuất tơ olon.

d. Ở điều kiện thường các amino axit là chất rắn, tan ít trong nước.

e. Dung dịch glucozo và dung dịch saccarozo đều có phản ứng tráng bạc.

f. Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

Số phát biểu đúng là

Câu 33:

Điện phân (với các điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và NaCl bằng dòng điện có cường độ 2,68A. Sau thời gian 6h, tại anot thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Thêm 20 gam bột sắt vào dung dịch sau điện phân, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO ) và 12,4 gam chất rắn gồm hai kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Câu 34:

Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,28 gam Ag. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và 22,54 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 11,44 gam CO2 và 9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là

Câu 35:

Cho 33,26 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(OH)3, Fe(OH)2 và Cu vào 500 ml dung dịch HCl 1,6M thu được dung dịch Y và 7,68 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 126,14 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong hỗn hợp X là

Câu 36:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

Bước 2: nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng, dư, rồi đun nóng.

Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào, quỳ tím không đổi màu

B. Ở bước 2, anilin tan dần

C. Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt, đồng nhất

D. Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy

Câu 37:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho hỗn hợp a (mol) FeCO3 và a (mol) Mg vào dung dịch HCl dư, được V1 (lít) khí.

Thí nghiệm 2: Cho a (mol) Mg vào dung dịch HNO3 dư, được V2 (lít) khí.

Thí nghiệm 3: Cho hỗn hợp a (mol) FeCO3 và a (mol) Mg vào dung dịch HNO3 dư, được V3 (lít) khí.

 Biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. So sánh nào sau đây đúng?

Câu 38:

Chất X là este no, 2 chức. Chất Y là este tạo bởi glyxerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no, chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 0,81 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E với 300 ml dung dịch NaOH 0,95M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa 3 muối có khối lượng m gam và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu 39:

Nung 12,72 gam hỗn hợp X gồm Al, FeCO3 và Mg(NO3)2 trong bình chân không, sau một thời gian thu được chất rắn Y và a mol hỗn hợp gồm CO2 và NO2. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,44 mol KHSO4, thu được dung dịch Z chỉ chứa 64,94 gam muối sunfat trung hòa và hỗn hợp khí gồm 0,02 mol CO2 và 0,06 mol NO. Cho Z phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 6,43 gam kết tủa. Giá trị của a là

Câu 40:

Hỗn hợp E gồm X là một este của amino axit (no, chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm -COOH) và hai peptit Y, Z đều được tạo từ Glyxin và Alanin (nY : nZ = 1 : 2, và tổng số liên kết peptit trong Y và Z là 5). Hỗn hợp E trên tác dụng vừa đủ với 0,55 mol NaOH, thu được dung dịch chứa 3 muối của aminoaxit (trong đó có 0,3 mol muối của Gly) và 0,05 mol ancol no đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E trên trong O2 dư thu được CO2, N2, và 1,425 mol nước. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Y là (Gly)2(Ala)2.

B. Tổng số nguyên tử C trong X là 5

C. Số mol nước sinh ra khi đốt cháy Y, Z là 1,1 mol

D. Số mol của Z là 0,1 mol