Đề thi học kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo ( Đề 2 )

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là

sự biến đổi chất.
sự dịch chuyển cân bằng.
sự chuyển đổi vận tốc phản ứng.          
sự biến đổi hằng số cân bằng.
Câu 2:

Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì nó

không xảy ra nữa. 
vẫn tiếp tục xảy ra.
chỉ xảy ra theo chiều thuận.
chỉ xảy ra theo chiều nghịch.
Câu 3:

Công thức tính pH là

pH = - log [H+].     
pH = log [H+].        
pH = +10 log [H+].
pH = - log [OH-].
Câu 4:

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

NaCl.
C2H5OH.
HCHO.
C6H12O6.
Câu 5:

Trong khí quyển trái đất, nitrogen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm về thể tích?

75%.
78,1%.
80%.
21%.
Câu 6:

Chất có thể làm khô khí NH3

H2SO4 đặc.
P2O5.
CuSO4 khan.
KOH rắn.
Câu 7:

Khoáng vật nào sau đây không chứa lưu huỳnh (sulfur)?

Quặng pyrite.
Quặng gypsum.
Quặng galena.
Diêm tiêu Chile.
Câu 8:

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của sulfur?

Màu vàng ở điều kiện thường.

Thể rắn ở điều kiện thường.

Không tan trong benzene.
Không tan trong nước.
Câu 9:

Trong lúc làm thí nghiệm, do bất cẩn nên một học sinh bị dung dịch H2SO4 đặc rơi lên tay. Biện pháp đầu tiên cần làm ngay để xử lí là

Rửa sạch acid trên da dưới vòi nước chảy nhẹ trong ít nhất 20 phút.
Băng vết bỏng bằng băng gạc y tế khô hoặc vải sạch. 

Dùng các dung dịch trung hoà nhẹ để đắp, tưới rửa vết bỏng.

Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Câu 10:

Dung dịch sulfuric acid đặc khác dung dịch sulfuric acid loãng ở tính chất hoá học nào?

Tính base mạnh.
Tính oxi hoá mạnh.
Tính acid mạnh.
Tính khử mạnh.
Câu 11:

Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

CO2, CaCO3.
CH3Cl, C6H5Br.
NaHCO3, NaCN.
CO, CaC2.
Câu 12:

Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là 

thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Câu 13:

Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn là phương pháp nào sau đây?

Phương pháp chưng cất.
Phương pháp chiết.
Phương pháp kết tinh.
Sắc kí cột.
Câu 14:

Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất ….(1) dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo …..(2). 

(1) và (2) lần lượt là

lỏng – thời gian.
rắn – nhiệt độ.
lỏng – nhiệt độ.
rắn – thời gian.
Câu 15:

Công thức phân tử (CTPT) không thể cho ta biết:

Số lượng các nguyên tố trong hợp chất.
Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất
Hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất.
Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
Câu 16:

Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng

đồng vị.
đồng đẳng.
đồng phân.
đồng khối.
Câu 17:

Cho phản ứng thuận nghịch sau: 

H2 (g)  + I2 (g)  2HI (g)

Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là

KC = 2HIH2.I2.
KC = H2.I22HI.
KC = HI2H2.I2.
KC = H2.I2HI2.
Câu 18:

Chất nào sau đây thuộc loại trung tính theo Bronsted - Lowry?

H2SO4.
Na+.
 Fe3+.
CO32-.
Câu 19:

Nhúng hai đũa thủy tinh vào bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc, đưa hai đầu đũa lại gần nhau thấy xuất hiện khói trắng, đó là

NH4Cl.
NH3.
HCl.
hơi nước.
Câu 20:

Các tính chất hoá học của HNO3 là 

tính acid mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh.
 tính acid mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.
tính oxi hóa mạnh, tính acid mạnh và tính base mạnh.
tính oxi hóa mạnh, tính acid yếu và bị phân huỷ.
Câu 21:

Hiện tượng mưa acid

là hiện tượng sẵn có trong tự nhiên.
xảy ra do sự bốc hơi của nước rồi ngưng tụ. 
xảy ra khi nước mưa có pH < 7.
xảy ra khi nước mưa có pH < 5,6.
Câu 22:

Sulfur dioxide là acidic oxide trong phản ứng nào sau đây?

2SO2 + O2 t0,V2O5 2SO3.
SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O.
SO2 + 2H2S 3S + 2H2O.
SO2 + Br2 + 2H2O  2HBr + H2SO4.
Câu 23:

Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào cốc đựng đường sucrose thì sẽ có hiện tượng 

đường bay hơi.
đường hoá than.
đường hoá màu vàng.
đường bị vón cục.
Câu 24:

Phản ứng nào sau đây là sai?

2FeO + 4H2SO4 đặc t0Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
Fe2O3 + 4H2SO4 đặc t0Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
FeO + H2SO4 loãng FeSO4 + H2O.
Fe2O3 + 3H2SO4 loãng Fe2(SO4)3 + 3H2O
Câu 25:

Hợp chất nào dưới đây là dẫn xuất của hydrocarbon?

C2H2.
C6H6
CHCl3.
C2H6.
Câu 26:

Cho phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A như hình vẽ:

Giá trị m/z của mảnh ion phân tử là

43.
58.
71.
142.
Câu 27:

Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là

CH3-CH2-CH2-OH.
CH3-O-CH2-CH3.   
CH3-CH(CH3)-OH.
CH3-CH2-OH-CH2.
Câu 28:

Hai hợp chất là CH3CH2CH2OH và CH3CH2OCH3 là loại đồng phân cấu tạo nào?

Đồng phân vị trí nhóm chức.
Đồng phân vị trí nối đôi.
Đồng phân nhóm chức.
Đồng phân mạch carbon.