Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 8 cực hay, có đáp án (Đề 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.

B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo thành mưa.

C. Hòa tan muối vào nước tạo thành dung dịch nước muối.

D. Chuối chín
Câu 2:

Trong các nhóm công thức hóa học sau, nhóm nào toàn đơn chất?

A. CH4, H2SO4, NO2, CaCO3.            

B. K, N, Na, H2, O2.

C. Cl2, Br2, H2O, Na.                          

D. CH4, FeSO4, CaCO3, H3PO4.
Câu 3:

Cho biết Fe (III), SO4 (II), công thức hóa học nào viết đúng?

A. FeSO4.  

B. Fe(SO4)2.          
C. Fe2SO4.   
D. Fe2(SO4)3.
Câu 4:

Phân tử khối của FeSO4 là:

A. 152g.                                  

B. 152 đvC.

C. 152.                                     

D. Cả B và C đều đúng.
Câu 5:

Khi quan sát một hiện tượng, dấu hiệu nào cho thấy có phản ứng hóa học xảy ra?

A. Có chất kết tủa (chất không tan)    

B. Có sự thay đổi màu sắc.

C. Có chất khí thoát ra (chất bay hơi). 
D. Một trong số các dấu hiệu trên.
Câu 6:

Có phương trình hóa học: 2H2 + O2 → 2H2O. Theo định luật bảo toàn khối lượng thì:

A. mH2+mO2= mH2O.                       

B. mH2= mO2+  mH2O

C. mO2= mH2+ mH2O.                        
D. mH2 mO2= mH2O.
Câu 7:

Phản ứng hóa học là:

A. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

B. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

C. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

D. Quá trình thay đổi hình dạng vật thể
Câu 8:

Cho phương trình hóa học:

4Al + 3O2 → 2Al2O3.

Biết khối lượng của Al tham gia phản ứng là 1,35g và lượng Al2O3 thu được là 2,5g. Vậy lượng O2 đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?

A. 1,25g.              
B. 1,15g.              
C. 1,1g.                 
D. 3,85g.
Câu 9:

Để tính thể tích chất khí (đktc) ta vận dụng công thức nào?

A. n = m × M.                         

B. m = n  ×  M.

C. V = n  ×  22,4.                               
D. V = n  ×  24.
Câu 10:

Để tính được khối lượng chất tham gia hay sản phẩm ta vận dụng công thức nào?

A. m = n  ×  M.                               

B. M = m : n.

C. m = n : M.                            
D. M = m : n.
Câu 11:

Khí H2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

A. Nặng hơn không khí 0,069 lần.      

B. Nhẹ hơn không khí 0,069 lần.

C. Nặng hơn không khí 14,5 lần.                  
D. Nhẹ hơn không khí 14,5 lần.
Câu 12:

Trong công thức hóa học: CaCO3. Tỉ lệ số mol của các nguyên tố Ca : C : O là:

A. 1: 1: 1.                               

B. 1: 1: 2.

C. 1: 1: 3.                                  
D. 2: 1: 3.
Câu 13:

Quá trình sau đây là hiện tượng vật lí:

A. Nước đá chảy thành nước lỏng.     

B. Hiđro tác dụng với oxi tạo nước

C. Đường cháy thành than                  
D. Củi cháy thành than.
Câu 14:

Đốt lưu huỳnh ngoài không khí, lưu huỳnh hóa hợp với oxi tạo ra khí có mùi hắc là khí sunfurơ. Phương trình hóa học đúng để mô tả phản ứng trên là:

A. 2S + O2 to SO2            

B. 2S + 2O2 to 2SO2      

C. S + 2O to SO2              

D. S + O2 to SO2
Câu 15:

Trong một phản ứng hóa học, tồng khối lượng các chất ……..bằng tổng khối lượng các chất tạo thành.

 Cụm từ còn thiếu trong dấu ở (……) là:

A. sản phẩm 
B. tạo thành 
C. tham gia  
D. hóa học
Câu 16:

Hãy chọn hệ số thích hợp cho phương trình hóa học sau:

                            2Al + 3H2SO4 " Al2(SO4)3 + ?H2

A. 3            
B. 2             
C. 1            
D. 4
Câu 17:

Hóa trị cùa Fe trong công thức Fe2(SO4)3 là:

A. I             
B.  II           
C.  III          
D.  IV
Câu 18:

Công thức hóa học viết sai là:

A. NO2                

B. K2O                
C. MgCl             
D. H2O