Đề thi học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một chất điểm chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Trong khoảng thời gian 2 s tốc độ của vật tăng thêm 8 m/s. Gia tốc a bằng

3 m/s2.
2 m/s2.
8 m/s2.
4 m/s2.
Câu 2:

Cho hai lực đồng quy F1 và F2, có độ lớn lần lượt là 250 N và 350 N. Hợp lực của F1 và F2 có thể nhận giá trị là

650 N.
700 N.
50 N.
150 N.
Câu 3:

Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa các lực tác dụng lên một vật và gia tốc gây ra tương ứng như hình bên dưới. Khối lượng của vật là

loading...

 

1,0 kg.
2,0 kg.
0,5 kg.
1,5 kg.
Câu 4:

Thực hiện thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt của một khối gỗ trượt trên bề mặt gỗ thu được kết quả của độ lớn lực ma sát là Fms=0,10±0,01 (N) và độ lớn áp lực của khối gỗ nén lên bề mặt là N=0,50±0,01 (N). Kết quả đo hệ số ma sát giữa khối gỗ với bề mặt có kết quả

μ=0,20±0,02
μ=0,20±0,03
μ=0,10±0,02
μ=0,10±0,03
Câu 5:

Độ dịch chuyển của một vật là đại lượng cho biết

vị trí và thời gian chuyển động của một vật.  
độ dài quãng đường mà vật đi được.
sự nhanh chậm của chuyển động của vật.
độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật
Câu 6:

Tác dụng một lực có độ lớn F vào một vật rắn có trục quay cố định O. Khoảng cách từ O đến giá của lực là d thì moment lực có độ lớn là M. Nếu lực tác dụng vào vật có độ lớn 2F và khoảng cách từ O đến giá của lực là 2d thì moment lực có độ lớn là

2,0 M.
0,5 M.
1,0 M.
4,0 M.
Câu 7:

Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển động về phía trước là lực mà

người tác dụng vào xe.
xe tác dụng vào người.
người tác dụng vào mặt đất.
mặt đất tác dụng vào người.
Câu 8:

Một đứa trẻ nặng 30 kg đang đu trên xích đu như hình vẽ, khối lượng của tấm gỗ làm xích đu nặng 5 kg. Khi lên đến điểm cao nhất sợi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 450. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của mỗi sợi dây khi khi đó bằng

1502N.
1752N.
1752N.
1502N.
Câu 9:

Khi đo lực kéo tác dụng lên vật m, kết quả thu được là F=12,750±0,095N thì

sai số tuyệt đối của phép đo là 0,095 N.
kết quả chính xác của phép đo là 12,845 N.
sai số tương tối của phép đo là 0,095%.
giá trị trung bình của phép đo là 0,095 N.
Câu 10:

Một vật có khối lượng m = 5 kg được đặt tại một nơi trên mặt đất có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Phát biểu nào sau đây sai?

Vật bị trái đất hút với lực có độ lớn 49 N.
Vật bị trái đất hút với lực có độ lớn, lớn hơn 49 N.
Vật hút trái đất với lực có độ lớn 49 N.
Vật bị trái đất hút với lực có độ lớn phụ thuộc khối lượng của vật.
Câu 11:

Kí hiệu mang ý nghĩa gì?

Không được phép bỏ vào thùng rác.
Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Dụng cụ đặt đứng.
Dụng cụ dễ vỡ.
Câu 12:

Lực cản của chất lưu (không khí, nước) phụ thuộc vào

độ dịch chuyển của vật.
hình dạng và tốc độ của vật.
trọng lượng của vật.
khối lượng của vật.
Câu 13:

Trong các cách viết công thức của định luật II Niu tơn sau đây, cách viết đúng?

F=ma
F=ma
F=ma
F=ma
Câu 14:

Một vật trượt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,1. Lực ma sát mà bàn tác dụng lên vật có độ lớn là 0,5 N. Áp lực của vật lên mặt bàn có độ lớn là

0,05 N.
0,50 N.
5,00 N.
50,00 N.
Câu 15:

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

Nếu không có lực nào tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động.
Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật sẽ dừng lại.

Nếu có lực tác dụng vào vật thì vận tốc của vật sẽ thay đổi.

Nếu có lực tác dụng vào vật thì vật phải chuyển động theo hướng của lực cản tác dụng.
Câu 16:

Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng nước với vận tốc 7,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước là 2,1 km/h. Vận tốc của thuyền so với bờ là

5,4 km/h
4,2 km/h.
2,7 km/h.
3,6 km/h.
Câu 17:

Một vật đang chuyển động thẳng nhanh dần đều. Nếu bỗng nhiên tất cả các lực tác dụng lên vật ngừng tác dụng thì vật sẽ

chuyển động thẳng đều.

chuyển động thẳng chạm dần đều rồi dừng lại.

tiếp tục chuyển động thẳng nhanh dần đều.
dừng lại ngay.
Câu 18:

Một vật rơi tự do từ độ cao 45 m xuống mất đất, lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật bằng

4 s.
5 s
3 s.
2 s.
Câu 19:

Một thanh AB dài 7,8 m, trọng lượng 2100 N, có trọng tâm cách đầu A là 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu A là 1,5 m. Muốn thanh cân bằng thì phải tác dụng vào đầu B một lực theo phương thẳng đứng có độ lớn bằng

500 N.
400 N.
1000 N.
100 N.
Câu 20:

Chọn phát biểu sai?

Gia tốc của chuyển động ném ngang là gia tốc rơi tự do.
Từ cùng một cao so với mặt đất ta có thể tăng độ lớn vận tốc ban đầu của vật ném ngang để vật rơi xuống đất nhanh hơn.
Trong chuyển động ném ngang, vectơ vận tốc của vật luôn đổi phương.
Trong chuyển động ném ngang, vectơ vận tốc của vật tăng dần.
Câu 21:

Một vật nhỏ nặng 5 kg nằm cân bằng dưới tác dụng của ba lực F1 = 8 N, F2 = 4 N và F3 = 5 N. Nếu bây giờ lực F2 mất đi thì vật này sẽ chuyển động với gia tốc bằng

1,0 m/s2.
0,8 m/s2
0,6 m/s2.
2,6 m/s2.
Câu 22:

Hai lực cân bằng là hai lực

được đặt vào hai vật khác nhau, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.
cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
được đặt vào cùng một vật, ngược chiều và có cùng độ lớn.
được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
Câu 23:

Vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều

cùng hướng với chuyển động và độ lớn thay đổi.
ngược hướng với chuyển động và độ lớn thay đổi.
cùng hướng với chuyển động và độ lớn không đổi.

ngược hướng với chuyển động và độ lớn không đổi.

Câu 24:

Một vật có khối lượng m được treo vào một sợi dây mảnh, không giãn vào một điểm cố định, khi cân bằng, lực căng của sợi dây có độ lớn 15 N. Trọng lượng của vật bằng

15,0 N.
0,0 N.
1,5 N.
5,0 N.
Câu 25:

Một vật chuyển động dưới tác dụng của một lực F thì thu được gia tốc a. Nếu vật thu được gia tốc có độ lớn 5a thì độ lớn của lực là

F + 5.
F5
5F.
F – 5.
Câu 26:

Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là

250 N
375 N.
1,35 kN.
13,5 kN.
Câu 27:

Trường hợp nào sau đây không có lực nâng do chất lưu tác dụng lên vật?

Con chim bay trên bầu trời.
Cuốn sách nằm trên bàn.
Thợ lặn lặn xuống biển.
Con cá bơi dưới nước.
Câu 28:

Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt, phát biểu nào sau đây là đúng?

Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của áp lực.
Có hướng ngược với hướng của vận tốc.
Có độ lớn phụ thuộc vào diện tích của bề mặt tiếp xúc.

Xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi một vật đang đứng yên trên mặt tiếp xúc.