Đề thi học kì 1 Vật lí 10 Cánh diều (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một nhóm học sinh thực hành thí nghiệm do gia tốc rơi tự do. Từ kết quả ba lần đo độ dịch với ba lần do lần lượt là 9,87 m/s2 ; 9,76 m/s2 và 9,80 m/s2. Giá trị trung bình của gia tốc rơi tự do đo được là

9,83 m/s2.
9,79 m/s2.
9,85 m/s2.

9,81 m/s2.

Câu 2:

Thực hiện thí nghiệm sau: Bi B được thanh thép đàn hồi ép vào vật đỡ. Khi dùng búa đập vào thanh thép, thanh thép gạt bi A rời khỏi vật đỡ, đồng thời không ép vào bi B làm bi B rơi. Ta thấy hai bi chạm đất cùng một lúc. Kết quả này chứng tỏ

loading...

theo phương ngang, vật ném ngang rơi tự do.

theo phương thẳng đứng, vật ném ngang chuyển động rơi tự do.

theo phương thẳng đứng, vật ném ngang có vận tốc không đổi.

theo phương ngang, vật ném ngang có vận tốc tăng đều.

Câu 3:

Cho các số: 7,50; 3,270; 7,210; 0,022; 210; 7680. Theo quy ước chữ số có nghĩa, cặp số có 3 chữ số có nghĩa là

210 và 0,022. 
210 và 7,50.
3,270 và 7,210.
0,022 và 7,210.
Câu 4:

Nếu hợp lực tác dụng lên một vật khác không và không đổi thì

gia tốc của vật tăng dần.
vận tốc của vật không đổi.
gia tốc của vật không đổi.

vật đứng cân bằng.

Câu 5:

Một vật chuyển động có phương trình vận tốc v = (5 + 2t) (m/s). Sau 10 giây vật đi được quãng đường là

150 m. 
25 m.
50 m.

100 m.

Câu 6:

Một viên gạch trượt trên sàn nhà và đập vào một cái hộp. Cả hai cùng chuyển động chậm dần. Chọn đáp án đúng?

 

 

loading...

 

 

Lực của viên gạch đẩy hộp lớn hơn lực của hộp đẩy viên gạch.

Lực của viên gạch đẩy hộp nhỏ hơn lực của hộp đẩy viên gạch.

Lực của viên gạch đẩy hộp bằng lực của hộp đẩy viên gạch.

Không biết vì chưa biết vật nào có khối lượng lớn hơn.

Câu 7:

Một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Sau khoảng thời gian 2 s tốc độ của vật tăng thêm

2 m/s.
4 m/s.
6 m/s.
8 m/s.
Câu 8:

Một xe điện đang chạy với vận tốc 36 km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt lên đường ray. Lấy g = 9,8 m/s2. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là 0,2. Kể từ lúc hãm xe điện còn đi được bao xa thì dừng hẳn?

21,51 m. 
41,11 m.
25,51 m.        
24,15 m.
Câu 9:

Chọn phát biểu sai?

Trong chuyển động chậm dần đều, gia tốc có giá trị âm.

Trong chuyển động chậm dần đều, vectơ gia tốc ngược chiều với chuyển động. 

Trong chuyển động biến đổi đều, gia tốc luôn không đổi.

Trong chuyển động nhanh dần đều, vectơ gia tốc cùng chiều với chuyển động.

Câu 10:

Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào quả bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tốc độ

0,01 m/s.
0,10 m/s.
2,50 m/s.
10,00 m/s.
Câu 11:

Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s dưới tác dụng của các lực. Nếu bỗng nhiên các lực này mất đi thì

vật dừng lại ngay.
vật đổi hướng chuyển động.

vật chuyển động chậm dần rời dừng hẳn.           

vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Câu 12:

Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết góc nghiêng 300, lấy g = 9,8 m/s2 và ma sát không đáng kể. Lực căng dây, phản lực của mặt phẳng nghiêng có giá trị lần lượt là

T = 4,9 N; N = 8,5 N.

T = 12,0 N; N = 20,0 N.

T = 8,9 N; N = 15,0 N.

T = 9,8 N; N =17,0 N.

Câu 13:

Một vật (được coi là chất điểm) chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy F1 và F2 thì vectơ gia tốc của vật

cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2

cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2

cùng phương, cùng chiều với lực F1.

cùng phương, cùng chiều với lực F2.

Câu 14:

Cho các đồ thị như hình vẽ. Đồ thị của chuyển động thẳng đều là

loading...

II, III, IV.
I, III, IV.
I, III.
I, II, III.
Câu 15:

Điều nào sau đây không đúng khi nói về lực ma sát nghỉ?

Lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Lực ma sát nghỉ giữ cho các điểm tiếp xúc của vật không trượt trên bề mặt.

Một vật có thể đứng yên trên mặt phẳng nghiêng mà không cần đến lực ma sát nghỉ.

Một vật có thể đứng yên trên mặt phẳng ngang mà không cần đến lực ma sát nghỉ.

Câu 16:

Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 30 N. Góc tạo bởi hai lực là 1200. Độ lớn của hợp lực bằng

60 N.
30 N.
302N.
153N.
Câu 17:

Lực kế trong hình bên đang chỉ ở vạch 10 N. Nếu lấy g = 9,8 m/s2. Khối lượng của vật treo vào lực kế bằng

1,02 kg.

1,00 kg.

10,0 kg.

9,80 kg.

Câu 18:

Một ô tô chịu một lực kéo F1 = 400 N hướng về phía trước và một lực cản F2 = 300 N hướng về phía sau. Hỏi hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng bao nhiêu và hướng về phía nào?

100 N hướng về phía sau.
700 N hướng về phía trước.
100 N hướng về phía trước.
700 N hướng về phía sau.
Câu 19:

Trong các chuyển động sau chuyển động nào được coi là chuyển động rơi tự do?

Chiếc lá đang rơi.

Hạt bụi chuyển động trong không khí.

Quả tạ rơi trong không khí.        

Vận động viên đang nhảy dù.

Câu 20:

Phương trình độ dịch chuyển một vật trên một đường thẳng có dạng: d = 2t2 + 10t (d tính theo mét, t tính theo giây). Chọn phát biểu đúng ?

Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s2

Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = 4 m/s2

Trong 1 s đầu tiên độ dịch chuyển của vật là 12 m.

Vận tốc của vật tại thời điểm t là 10 m/s.

Câu 21:

Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20 s thì chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. Lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật bằng

23,75 N.
40,00 N.
23,25 N.

25,00 N.

Câu 22:

Sau khi đưa ra một dự đoán khoa học thì người ta phải

kết luận.

làm thí nghiệm để kiểm tra.

xác định vấn đề nghiên cứu.

tiếp tục đưa ra dự đoán mới.

Câu 23:

Một vật khối lượng 20 kg chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 10 giây đi được quãng đường 125 m. Độ lớn hợp lực tác dụng lên vật là

131 N.
170 N.
50 N.

250 N.

Câu 24:

Biển báo  mang ý nghĩa gì?

Lối đi vào phòng thí nghiệm.

Phải rời khỏi đây ngay.

Phòng thực hành ở bên trái.       

Lối thoát hiểm.

Câu 25:

Một vật có khối lượng 2 kg treo vào một sợi dây mảnh, không giãn vào một điểm cố định. Lấy g = 10 m/s2. Khi vật cân bằng, lực căng của sợi dây có độ lớn là

10 N.
5 N.
15 N.
20 N.
Câu 26:

Một ca nô chạy trong hồ nước yên lặng có vận tốc tối đa 18 km/h. Nếu ca nô chạy ngang con sông có dòng chảy theo hướng Bắc – Nam với vận tốc lên tới 5 m/s thì vận tốc tối đa nó có thể đạt được so với bờ sông là bao nhiêu và theo hướng nào?

7,1 m/s hướng Đông – Nam.      
7,1 m/s hướng Đông – Bắc.
10 m/s hướng Nam.         
23 m/s hướng Nam.
Câu 27:

Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực

có tác dụng như một lực thành phần.

có độ lớn bằng tích độ lớn của các lực thành phần.

có tác dụng giống hệt như các lực thành phần.

có độ lớn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.

Câu 28:

Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với tốc độ v1 = 20 m/s, nửa quãng đường sau vật đi với tốc độ v2 = 30 m/s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là

50,0 m/s.
12,5 m/s.
24,0 m/s.      

25,0 m/s.