Đề thi học kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đơn vị đo lực Niu-tơn được viết theo các đơn vị cơ bản trong hệ SI là

kg/m2.
kg/s2.
kg.m2/s.
kg.m/s2.
Câu 2:

Một chú khỉ khối lượng 10 kg trèo lên một sợi dây nhẹ thẳng đứng treo vào móc với gia tốc 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của sợi dây khi chú khỉ đang trèo có độ lớn bằng

20 N.
120 N.
118 N.
80 N.
Câu 3:

Một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu v0 ở độ cao h. Bỏ qua sức cản không khí. Tầm xa của vật được tính bằng công thức nào sau đây?

2hv02g
2v0hg
2v0hg
v02gh
Câu 4:

Bản chất và điều kiện về bề mặt.Hệ số ma sát trượt phụ thuộc các yếu tố nào sau đây?

Bản chất và điều kiện về bề mặt.

Diện tích tiếp xúc và các điều kiện về bề mặt.

Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

Diện tích tiếp xúc và bản chất bề mặt.

Câu 5:

Một vật đang chuyển động với vận tốc v0 thì tăng tốc và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Sau khi đi được quãng đường s thì vận tốc của vật là v. Công thức nào sau đây đúng?

v2v02=2as
v+v0=2as
v2+v02=2as
vv0=2as
Câu 6:

Chọn phát biểu đúng?

Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.

Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng.

Vật chuyển động được là nhớ có lực tác dụng lên nó.

Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

Câu 7:

Loại phương tiện nào sau đây khi chuyển động không chịu tác dụng của lực nâng?

Máy bay.
Tàu thủy.     
Khinh khí cầu.
Ô tô.
Câu 8:

Trong phòng thực hành, những dụng cụ thí nghiệm nào sau đây thuộc loại dễ vỡ?

lực kế, các bộ phận thí nghiệm cơ như xe lăn, ròng rọc...
ống nghiệm, cốc thủy tinh, nhiệt kế.

đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ làm bằng nhựa.

đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm.
Câu 9:

Cho hai lực tác dụng vào chất điểm có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Biết hai lực có cùng phương, ngược chiều. Hợp lực của hai lực đó có độ lớn là

25 N
3 N
1 N
15 N
Câu 10:

Một ô tô chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nghỉ, đạt vận tốc 20 m/s sau 5 s. Quãng đường mà ô tô đã đi được là

100 m
50 m
25 m
200 m
Câu 11:

Gia tốc rơi tự do không phụ thuộc vào

vĩ độ địa lí.
độ cao.         
cấu trúc địa chất.    
khối lượng của vật.
Câu 12:

Một tủ lạnh khối lượng 90 kg trượt thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,5. Lấy g = 10 m/s2. Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng

450 N
900 N
45 N
180 N
Câu 13:

Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu chuyển động đến khi xe đạt được vận tốc 36 km/h là

360 s
200 s
300 s
100 s
Câu 14:

Trong phòng thí nghiệm thực hành, để đo tốc độ trung bình của viên bi khi chuyển đông từ cổng E đến cổng F của máng nghiêng, ta chọn chế độ trên đồng hồ đo thời gian hiện số là

 

MODE A.    
MODE T.
MODE B.

MODE AB. 

Câu 15:

Một hòn đá rơi tự do từ độ cao h trong khoảng thời gian t. Khi rơi từ độ cao là h'=2h thì hòn đá rơi tự do với thời gian t’ bằng

t'=2t
t'=2t
t'=22t
t'=4t
Câu 16:

Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật bằng 4 s. Độ dịch chuyển của vật rơi tự do có độ lớn bằng

0,80 m
78,4 m
40,0 m.
80,0 m.
Câu 17:

Người ta treo đèn có trọng lượng 12 N bằng hai sợi dây như hình vẽ. Hai đầu dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 600. Lực căng của mỗi nửa sợi dây bằng

 

43N.
12 N.
24 N.
83N.
Câu 18:

Một ô tô có khối lượng 3 tấn, sau khi khởi hành 10 s ô tô đi được quãng đường 25 m. Bỏ qua ma sát, lực phát động của động cơ bằng

7500 N.
15000 N.      
750 N.
1500 N.
Câu 19:

Điều nào sau đây là không đúng khi nói về lực và phản lực?

Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.

Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau.

Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.
Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau.
Câu 20:

Một vật (được coi là chất điểm) đứng yên dưới tác dụng của ba lực 12 N, 20 N, 16 N. Nếu bỏ lực 20 N thì hợp lực của hai lực còn lại có độ lớn bằng

4 N 
20 N
28 N
16 N
Câu 21:

Một quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn như hình vẽ. Có những lực nào tác dụng lên quyển sách?

 

Trọng lực, lực nâng.
Trọng lực, áp lực.
Trọng lực, phản lực và áp lực.

Trọng lực và phản lực.

Câu 22:

Chọn phát biểu sai? Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2 m/s về phía Đông. Sau khi đi được 2,2 km, người này lên ô tô đi về phía Bắc trong 15 phút với tốc độ 60 km/h thì

tổng quãng đường đã đi được bằng 17,2 km.
độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp bằng 15,16 km.
tốc độ trung bình trong cả quá trình bằng 8,6 m/s.

độ lớn vận tốc trung bình trong cả quá trình bằng 8,6 m/s.

Câu 23:

Xét chuyển động ném ngang của một chất điểm M có gốc tọa độ O tại vị trí ném và hệ trục tọa độ Oxy (Ox nằm ngang; Oy thẳng đứng) nằm trong mặt phẳng quỹ đạo của M. Gọi Mx là hình chiếu của M trên phương Ox. Chuyển động của Mx

thẳng nhanh dần đều.

thẳng biến đổi đều.

thẳng đều.
rơi tự do.
Câu 24:

Một chất điểm khối lượng m = 500 g trượt trên mặt phẳng nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo theo phương ngang. Cho hệ số ma sát là μ=0,4; lấy g = 10 m/s2. Đồ thị vận tốc theo thời gian của chất điểm như hình vẽ. Giá trị của lực kéo trên mỗi giai đoạn OA, AB và BC lần lượt là

2,25 N; 2,00 N; –1,50 N.
4,25 N; 0 N; 0,50 N.
2,25 N; 0,00 N; 0,50 N.
4,25 N; 2,00 N; 0,50 N.
Câu 25:

Lúc chạy để tránh con chó sói đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó sói định ngoạm cắn nó. Cáo làm vậy là

vì theo quán tính, chó sói sẽ chạy theo hướng cũ một đoạn nữa nên cáo thoát được.
vì theo quán tính, cả sói và cáo đều chạy theo hướng cũ một đoạn nữa.
vì cáo phản xạ theo tự nhiên để đánh lạc hướng sói
vì cáo theo quán tính làm lạc hướng sói.
Câu 26:

Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2. Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều có độ lớn bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng là

1,5 tấn.
2,5 tấn.
2,0 tấn.
1,0 tấn.
Câu 27:

An chạy bộ qua cầu vượt với tốc độ 3 m/s theo hướng từ Nam đến Bắc, đúng lúc đó Hùng chạy bộ dưới cầu vượt theo hướng từ Đông sang Tây với tốc độ 4 m/s.Vận tốc của An đối với Hùng có độ lớn bằng

3 m/s.
5 m/s.
7 m/s.
4 m/s. 
Câu 28:

Đồ thị vận tốc theo thời gian của một vật chuyển động như hình vẽ. Tỉ số về độ lớn gia tốc của vật trong thời gian OA và AB là

 

1.
12
13
3.