Đề thi Học kì 2 GDCD 12 (có đáp án - Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là thực hiện quyền:

A. khiếu nại. 

B. tố cáo. 

C. tố tụng. 

D. khiếu kiện.

Câu 2:

Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Phổ thông. 

B. Bình đẳng. 

C. Đại diện. 

D. Trực tiếp.

Câu 3:

Công dân đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi các bộ luật là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào dưới đây?

A. Cả nước. 

B. Vùng miền. 

C. Cơ sở. 

D. Địa phương.

Câu 4:

Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh A đã viết rồi tự tay bỏ lá phiếu của mình và của cụ Q là người không biết chữ vào hòm phiếu. Anh A và cụ Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bỏ phiếu kín. .

B. Trực tiếp. 

C. Phổ biến. 

D. Công khai

Câu 5:

Chị A thường xuyên yêu cầu được trang bị bảo hộ lao động theo quy định nên ông T giám đốc doanh nghiệp nơi chị làm việc cắt giảm phụ cấp chức vụ trưởng phòng của chị. Chị A cần vận dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?

A. Tố cáo. 

B. Khởi tố. 

C. Tranh tụng. 

D. Khiếu nại.

Câu 6:

Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, khi đang cùng chị C trao đổi về lý lịch các ứng cử viên, anh A phát hiện chị S viết phiếu bầu theo đúng yêu cầu của ông X. Anh đã đề nghị chị S sửa lại phiếu bầu nhưng chị không đồng ý. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín?

A. Anh A, chị S, chị C và ông X. 

B. Ông X, chị S và chị C. 

C. Chị S, chị C và anh A. 

D. Anh A, ông X và chị S.

Câu 7:

Ông B giám đốc sở X kí quyết định điều chuyển chị A nhân viên đến công tác ở một đơn vị xa nhà dù chị đang nuôi con nhỏ vì nghi ngờ chị A biết việc mình sử dụng bằng đại học giả. Trên đường đi làm, chị A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ nên bị anh C là cảnh sát giao thông yêu cầu đưa cho anh một triệu đồng. Bị chị A từ chối, anh C lập biên bản xử phạt thêm lỗi mà chị không vi phạm. Bức xúc, chị A thuê anh D viết bài nói xấu anh C và ông B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị tố cáo vừa bị khiếu nại?

A. Ông B, anh C và anh D. 

B. Chị A và anh D. 

C. Ông B và anh C. 

D. Ông B, anh C và chị A.

Câu 8:

Trong quá trình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi có lời nhờ anh H là nhân viên dưới quyền bỏ phiếu cho chị gái mình, Giám đốc T luôn đứng cạnh anh theo dõi, giám sát. Vì mang ơn Giám đốc, anh H buộc phải đồng ý. Giám đốc T đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Phổ thông. 

B. Bỏ phiếu kín. 

C. Trực tiếp. 

D. Bình đẳng.

Câu 9:

Chị H đã giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên S của tổ bầu cử đã nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Anh T và chị H. 

B. Chị H và nhân viên S. 

C. Anh T, chị H và nhân viên S. 

D. Chị H, cụ M và nhân viên S.

Câu 10:

Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh D có hành vi gian lận phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân cùa mình là anh H và anh T nghe, vốn mâu thuẫn với D nên anh H lập tức đáng tin đồn thất thiệt bôi nhọ D trên trang tin cá nhân, còn anh T nhắn tin tống tiền D. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Chồng chị A, anh D và H. 

B. Vợ chồng chị A và anh D. 

C. Vợ chồng chị A, anh D, H và T. 

D. Chị A, anh D và H.

Câu 11:

Sau khi tập thơ của anh A được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh A có hành vi vi phạm bản quyền nên chị B đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh A vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Tác giả. 

B. Chuyển giao công nghệ. 

C. Sáng chế. 

D. Sở hữu công nghiệp.

Câu 12:

Chị H đã bí mật sao chép bản thiết kế tác phẩm kiến trúc mà anh S mới hoàn thiện rồi dùng tên mình đăng kí quyền tác giả. Sau đó, theo đề nghị của ông K là Giám đốc một công ty, chị H đã đồng ý cho ông K sử dụng bản thiết kế đó để xây dựng khu nghỉ dưỡng của gia đình mình. Vô tình thấy bản thiết kế trong máy tính của chị gái, anh N em trai chị H đã sử dụng để làm đồ án tốt nghiệp và được hội đồng chấm đồ án đánh giá cao. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Chị H, anh N và ông K. 

B. Chị H, anh N, ông K và anh S. 

C. Chị H và anh N. 

D. Chị H và ông K.

Câu 13:

Chị B thuê anh S sao chép công thức chiết xuất tinh dầu đang trong thời gian chờ cấp bằng độc quyền sáng chế của anh A. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép được cho chị M vì chị M trả giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Anh S và chị M. 

B. Anh S, chị M và chị B. 

C. Chị B và anh S. 

D. Anh A, chị M và chị B.

Câu 14:

Ông C thuê anh A và anh B thiết kế mẫu máy lọc nước tự động. Sau khi thử nghiệm sản phẩm thành công, ông C đã đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho thiết kế đó. Tuy biết rõ điều này nhưng ông Y vẫn bí mật nhờ anh D thỏa thuận với anh B để mua lại mẫu thiết kế trên rồi nhận mình là tác giả và gửi tham dự một cuộc thi sáng tạo kĩ thuật. Vì bị ông C phát hiện chuyện mua bán và đe dọa giết nên anh B buộc phải kí cam kết chấm dứt hoàn toàn mọi công việc liên quan đến thiết kế. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Anh B, ông Y và anh D. 

B. Anh B, ông C và anh D. 

C. Anh B, ông Y và ông C. 

D. Anh B, ông Y, anh D và ông C.

Câu 15:

Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong một cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giếtnên anh T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết kế.Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kếmới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi trên.Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Anh K và chị S. 

B. Anh K, ông N và chị S. 

C. Anh K và ông N. 

D. Anh K, chị S, ông N và anh T.

Câu 16:

Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Chị Q và anh T. 

B. Chị H và chị Q. 

C. Chị H, chị Q và anh T. 

D. Chị H, chị Q và anh P.

Câu 17:

Trường C đặc cách cho em B vào lóp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh M cùng lóp tố cáo. Phụ huynh học sinh M đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được tham vấn. 

B. Sáng tạo. 

C. Thẩm định. 

D. Được phát triển.

Câu 18:

Thấy N hát hay, nhà trường đã tạo điều kiện cho em tham gia diễn đàn âm nhạc để có cơ hội được học hỏi giao lưu với các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Trong trường hợp này, N đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Phát triển. 

B. Học tập. 

C. Sáng tạo. 

D. Tham vấn.

Câu 19:

Công dân được học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau thuộc nội dung?

A. Quyền học không hạn chế. 

B. Quyền học thường xuyên, suốt đời. 

C. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào. 

D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 20:

Quyền sáng tạo bao gồm?

A. Quyền tác giả. 

B. Quyền sở hữu công nghiệp. 

C. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ. 

D. Cả A, B, C.

Câu 21:

Một thủ tục hành chính bắt buộc khi doanh nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh cần phải có:

A. vốn. 

B. lĩnh vực kinh doanh. 

C. kinh nghiệm kinh doanh. 

D. giấy phép kinh doanh.

Câu 22:

Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân đều có quyền:

A. kinh doanh tất cả các mặt hàng. 

B. quyết định quy mô và hình thức kinh doanh. 

C. kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm. 

D. kinh doanh tùy theo sở thích của mình.

Câu 23:

Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của:

A. mọi công dân Việt Nam. 

B. Công dân nam, nữ từ 18 tuổi trở lên. 

C. Công dân nam từ 16 tuổi trở lên. 

D. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

Câu 24:

Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của:

A. mọi công dân Việt Nam. 

B. Công dân nam, nữ từ 18 tuổi trở lên. 

C. Công dân nam từ 16 tuổi trở lên. 

D. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

Câu 25:

Một đất nước phát triển bền vững là một đất nuớc có sự phát triển liên tục về kinh tế, có sự ổn định và phát triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ, cải thiện và có:

A. nền quốc phòng và an ninh vững chắc. 

B. vũ khí trang bị tinh nhuệ và hiện đại. 

C. chính sách đối ngoại phù hợp. 

D. sự giúp đỡ phong trào hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 26:

Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình của thanh niên Việt Nam theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 là:

A. từ 17 tuổi đến 27 tuổi. 

B. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. 

C. từ 17 tuổi đến 26 tuổi. 

D. từ 16 tuổi đến 27 tuổi.

Câu 27:

Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền học tập của công dân?

A. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách. 

B. Ưu tiên chọn trường đại học cho mọi người. 

C. Cấp học bổng cho học sinh giỏi. 

D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Câu 28:

Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được khuyến khích. 

B. Quyền học tập. 

C. Quyền được phát triển. 

D. Quyền được ưu tiên.

Câu 29:

Việc công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung của:

A. quyền học tập của công dân. 

B. quyền được phát triển của công dân. 

C. quyền tự do của công dân. 

D. quyền lựa chọn ngành nghề của công dân.

Câu 30:

Khẳng định nào dưới đây đúng về quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển 

B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học. 

C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần có điều kiện gì. 

D. Mọi công dân có thể học ở bất kỳ trường đại học nào.

Câu 31:

Thực hiện tốt quyền phát triển sẽ đem lại:

A. sự phát triển toàn diện của công dân. 

B. cơ hội học tập cho công dân. 

C. cơ hội sáng tạo cho công dân. 

D. nâng cao dân trí.

Câu 32:

Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền sáng tạo. 

B. Quyền được phát triển. 

C. Quyền tinh thần. 

D. Quyền văn hóa.

Câu 33:

Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung quyền nào?

A. Quyền được phát triển. 

B. Quyền được tham gia. 

C. Quyền được học tập. 

D. Quyền được sống còn.

Câu 34:

Pháp luật nước ta quy định trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được phát triển. 

B. Quyền tinh thần. 

C. Quyền sáng tạo. 

D. Quyền văn hóa, giáo dục.

Câu 35:

Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp. 

B. Những học sinh là con thương binh, bệnh binh được miễn giảm học phí. 

C. Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên. 

D. Những người đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.

Câu 36:

Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý. 

B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. 

C. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã. 

D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Câu 37:

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây?

A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. 

B. Công dân từ đủ 20 tuổi trở lên. 

C. Cán bộ, công chức nhà nước. 

D. Mọi công dân.

Câu 38:

Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đã được xóa án. 

B. Người không có năng lực hành vi dân sự. 

C. Người đang bị nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật. 

D. Học sinh lớp 12 đã 18 tuổi.

Câu 39:

Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của mình là thực thi hình thức dân chủ nào?

A. Dân chủ trực tiếp. 

B. Dân chủ công khai. 

C. Dân chủ gián tiếp. 

D. Dân chủ tập trung.

Câu 40:

Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì:

A. người thân có thể đi bỏ phiếu thay. 

B. có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư. 

C. không cần tham gia bầu cử. 

D. tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.