Đề thi Học kì 2 GDCD 12 có đáp án (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức
A. thực hiện những điều mà pháp luật cho phép.
B. thực hiện những điều mà pháp luật bắt buộc.
C. không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.
D. không thực hiện những điều mà pháp luật ràng buộc.
Câu 2:
Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
A. không thiện chí.
B. trái pháp luật.
C. không phù hợp.
D. gây mâu thuẫn.
Câu 3:
Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm
A. hành chính.
B. dân sự.
C. kinh tế.
D. tài chính.
Câu 4:
Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng về
A. thành phần xã hội.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. dân tộc và tôn giáo.
D. quan hệ trong xã hội.
Câu 5:
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua
A. vị trí làm việc.
B. tự do tìm việc làm.
C. thời gian làm việc.
D. mức lương được hưởng.
Câu 6:
Một trong những nội dung bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là
A. quan hệ tình cảm.
B. quan hệ phụ thuộc.
C. quan hệ nhân thân.
D. quan hệ đạo đức.
Câu 7:
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực
A. kinh doanh.
B. thị trường.
C. khách hàng.
D. quản lý.
Câu 8:
Theo quy định của pháp luật, bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị
A. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
B. tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
C. tham gia việc tranh chấp đất đai.
D. tổ chức phát tán bí mật gia truyền.
Câu 9:
Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm mục đích nào duới đây ?
A. Ngăn chặn hành vi bắt người theo nhu cầu
B. Ngăn chặn mọi hành vi bắt giữ người tùy tiện
C. Đảm bảo trật tự, an toàn đời sống xã hội
D. Đảm bảo quyền tự do đi lại của công dân
Câu 10:
Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến trong cuộc họp nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương là biểu hiện của quyền nào dưới đây ?
A. Quyền tham gia phát biểu ý kiến.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do sinh hoạt, hội họp.  
D. Quyền xây dựng đất nước.
Câu 11:
Trường hợp nào sau đây có quyền ứng cử?
A. Người đang đương chức vụ.
B. Người chưa được xóa án.
C. Người đang bị khởi tố hình sự.
D. Người mất năng lực dân sự.
Câu 12:
Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền tự do ngôn luận của công dân
B. Quyền công khai, minh bạch, tiến bộ
C. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng
D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 13:
Công dân được thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?
A. Thực hiện quy trình luân chuyển công tác.
B. Nhận hỗ trợ phòng dịch chưa đúng.
C. Chứng kiến việc vận chuyển ma túy.
D. Phát hiện kẻ gian đột nhập vào nhà.
Câu 14:
Những người phát triển sớm về trí tuệ được học trước tuổi, học vượt lớp là thể hiện nội dung quyền được
A. sáng tạo.
B. phát triển.
C. phán quyết.
D. bình chọn.
Câu 15:
Quyền học tập của công dân thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Hưởng trợ cấp xã hội.
B. Học vượt cấp, trước tuổi.
C. Cấp học bổng toàn phần.
D. Học không hạn chế.
Câu 16:
Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng
A. năng động.
B. sáng tạo.
C. bền vững.
D. liên tục.
Câu 17:
Những nội dung nào sau đây không phải là yếu tố của tư liệu lao động?
A. Công cụ lao động.
B. Hệ thống bình chứa.
C. Tư liệu sản xuất.
D. Kết cấu hạ tầng.
Câu 18:
Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền thực hiện chức năng
A. Tiền tệ thế giới.
B. Phương tiện thanh toán.
C. Thước đo giá trị.
D. Phương tiện lưu thông.
Câu 19:
Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa.
B. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ, chất lượng.
C. Người sản xuất ngày càng giàu có, mở rông qui mô.
D. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng.
Câu 20:
Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu?
A. Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng.
B. Nhà nước, mọi công dân, mọi doanh nghiệp.
C. Mọi tầng lớp nhân dân và các công ty sản xuất.
D. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Câu 21:
Chị Q sử dụng vỉ hè để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 22:
Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm
A. hành chính.
B. trật tự đô thị.
C. kỉ luật.
D. chính sách nhà ở.
Câu 23:
Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự ?
A. Làm mất tài sản quí giá của người khác
B. Đi học muộn không có lí do chính đáng
C. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khác
D. Mua hàng không trả tiền đúng thời hạn.
Câu 24:
Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được
A. miễn, giảm mọi loại thuế
B. công khai danh tính người tố cáo.
C. ủy quyền bỏ phiếu bầu cử.
D. bảo vệ tính mạng và sức khỏe.
Câu 25:
Một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng trong lao động
A. tìm kiếm việc làm theo quy định.
B. tự do khai thác thông tin cá nhân.
C. nhân viên trên dưới đoàn kết một lòng.
D. tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Câu 26:
Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến chỗ ở của người khác
A. vứt đồ hôi thối, chuột chết sang nhà khác.
B. xin phép chủ nhà vào thăm quan.
C. xông vào nhà người khác chữa cháy.
D. vào nhà để tìm kiếm và cứu nạn.
Câu 27:
Bạn gái kiểm tra tin nhắn trong điện thoại của người yêu là vi phạm quyền nào sau đây ?
A. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
B. Quyền tự do yêu đương của con người.
C. Không vi phạm, vì là người yêu của nhau.
D. Thông tin dịch vụ truyền dẫn trực tuyến.
Câu 28:
Trường hợp nào sau đây có quyền ứng cử?
A. Người đang đương chức vụ.
B. Người chưa được xóa án.
C. Người đang bị khởi tố hình sự.
D. Người mất năng lực dân sự.
Câu 29:
Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nhận quyết định sa thải thiếu căn cứ.
B. Lạm dụng sức lao động vị thành niên.
C. Chứng kiến hành vi đưa, nhận hối lộ.
D. Phát hiện đối tượng buôn bán phụ nữ.
Câu 30:
Ông Nguyên Văn A quê ở Bình Thuận đã chế tạo thành công máy rửa cà rốt đa năng. Vậy, ông A đã thực hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền sáng chế.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền nghiên cứu khoa học.
D. Quyền phát minh.
Câu 31:
Anh A báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. Việc làm này của anh A hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 32:
Chị M là nhân viên công ty S, chị đã tiết lộ định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty cho công ty khác và gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản. Chị M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự và dân sự.
B. Kỉ luật và hành chính.
C. Kỉ luật và hình sự.
D. Dân sự và hành chính.
Câu 33:
Bố K lái xe con chở cả nhà đi chơi. Bố bảo mẹ K thắt dây an toàn nhưng mẹ K không chịu thắt và cho rằng chỉ những người ngồi ghế đầu và ghế lái mới phải thắt dây an toàn, bà ngồi ghế sau nên không cần thiết. Do mãi nói chuyện nên đến ngã tư đèn đỏ bố K không để ý vẫn cứ đi, thì bị cảnh sát giao thông yêu cầu đưa xe vào lề đường để kiểm tra. Cảnh sát thấy mẹ K không thắt dây an toàn nên nhắc nhở, xử phạt. Mẹ K đã dùng lời lẽ khiếm nhã chửi bới cảnh sát giao thông. Hành vi của mẹ K đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự và hành chính.
B. Kỷ luật và hành chính.
C. Hình sự và dân sự.
D. Hành chính và hình sự.
Câu 34:
Anh A và chị B lấy nhau được 10 năm, hai con đã lớn. Chị muốn đi học lên cao học, để nâng cao chuyên môn. Nhưng anh B không đồng ý vì cho rằng, là phụ nữ không cần phải học quá cao, học nhiều vừa hao tốn kinh tế vừa không có thời gian chăm sóc gia đình. Hành vi của anh A là vi phạm quyền bình đẳng
A.  trong quan hệ nhân thân.
B. trong quan hệ tài sản vợ chồng.
C. về quyền giữa vợ và chồng.
D. về nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Câu 35:
Mặc dù đã có vợ và hai con. Nhưng giám đốc vì thấy chị N rất xinh đẹp nên nhiều lần tán tỉnh, bày tỏ tình cảm mà không được chị N đáp lại, Giám đốc doanh nghiệp X đã điều chuyển chị xuống làm ở bộ phận pha chế hóa chất mà không có phụ cấp độc hại. Giám đốc X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Việc làm.
B. Tài chính.
C. Lao động.
D. Đãi ngộ.
Câu 36:
Vì đã được trao đổi từ trước nên trong cuộc họp cơ quan X, dù không muốn, anh B vẫn phải dùng danh nghĩa cá nhân mình trình bày quan điểm của anh A trưởng phòng nhân sự về vấn đề khen thưởng. Vô tình được chị M thông tin về việc này, vốn sẵn có mâu thuẫn với ông A nên khi anh B đang phát biểu, anh D đã tìm cách gây rối và ngăn cản buộc anh B phải dừng ý kiến. Anh B đã thực hiện chưa đúng quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. Quyền tự do phát biểu, đưa ra ý kiến.
C. Quyền tự do, dân chủ của công dân.
D. Quyền được đảm bảo tự do phát biểu.
Câu 37:
Do nghi ngờ chồng có quan hệ tình cảm với T, bà M cùng con rể tên Q chặn đường khi cô đang đi dự sinh nhật bạn, để hỏi cho rõ sự việc. Sợ mọi người biết chuyện, cô T đã xin lỗi để bà M bỏ qua và hứa chấm dứt thì bị anh Q nhổ nước bọt vào mặt, thấy vậy anh K bạn trai đi cùng đã xông vào đánh anh Q gãy tay. Chứng kiến toàn bộ sự việc, anh P đã quay video rồi đăng tải lên mạng xã hội khiến uy tín của cô T bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai đã không tuân thủ pháp luật?
A. Anh Q, K và anh P.
B. Anh K và bà M.
C. Anh Q và bà M.
D. Anh Q và anh K.
Câu 38:
Ông Q là giám đốc chi nhánh ngân hàng X, cùng chị V là kế toán trưởng đã làm hồ sơ vay vốn giả để chiếm đoạt ngân sách nhà nước 10 tỉ đồng, anh A đã làm đơn tố cáo nhưng lại bị lãnh đạo cơ quan chức năng là ông D vô tình làm lộ thông tin, khiến ông Q biết anh là người tố cáo. Vì vậy, ông Q liên tục gây khó khăn cho anh A trong công việc. Bức xúc, anh A đã ném chất thải vào nhà riêng của ông Q. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật?
A. Ông Q, chị V và ông D
B. Ông Q và chị V.
C. Ông Q, chị V và anh A.
D. Ông Q và ông D.
Câu 39:
Ông A là giám đốc của công ty giống cây trồng trực thuộc tỉnh X, nên đã tự bổ nhiệm con rễ là anh H lên chức kế toán trưởng của công ty. Biết chuyện, anh Q ép giám đốc phải thăng chức cho mình nếu không sẽ cung cấp thông tin cho báo chí. Vô tình, chị M nghe được cuộc trao đổi giữa anh Q và giám đốc A nên đã lén ghi âm để tống tiền anh Q và ông A. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giám đốc A và anh H.
B. Anh H, anh Q.
C. Giám đốc A và anh Q.
D. Giám đốc A và chị M.
Câu 40:
Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh S và ông Q.
B. Ông H và anh S.
C. Ông H, anh S và ông Q.
D. Anh T, ông Q và anh S.