Đề thi Học kì 2 GDCD 12 có đáp án (Đề 3)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là
A. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất.
B. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất.
C. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất.
D. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất.
Câu 2:
Trên thị trường việc sản xuất và lưu thông chịu sự tác động của sự điều tiết sản xuất và lưu thông; sự phân hóa giàu nghèo giữa các nhà sản xuất; làm cho lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên, là nói đến tác động quy luật cơ bản nào sau đây?
A. Quy luật giá trị.
B. Quy luật cung – cầu.
C. Quy luật thặng dư.
D. Quy luật giá cả.
Câu 3:
Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?
A. Nên làm.
B. Được làm.
C. Phải làm.
D. Không được làm.
Câu 4:
Cá nhân tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật
A. quy định làm.
B. buộc phải làm.
C. cho phép làm.
D. khuyên nên làm.
Câu 5:
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. quan hệ tài sản và nhân thân.
B. quan hệ kinh tế và lao động.
C. quy tắc quản lý nhà nước.
D. trật tự và an toàn xã hội.
Câu 6:
Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây?
A. Trái với chính sách.
B. Trái với pháp luật.
C. Lỗi của chủ thể.
D. Năng lực pháp lí.
Câu 7:
Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là
A. bất kì ai cũng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
B. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
C. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
D. mọi công dân đều có quyền được ưu tiên như nhau.
Câu 8:
Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc cùng
A. sàng lọc giới tính thai nhi.
B. chăm sóc con ốm theo qui định.
C. định đoạt tài sản công cộng.
D. bảo lưu mọi nguồn thu nhập .
Câu 9:
Để được đề nghị sửa đổi về tiền lương của hợp đồng lao động, người lao động cần căn cứ theo nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động ?
A. Tự do thể hiện ngôn luận.
B. Tự do, công bằng, dân chủ.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Tự do thực hiện hợp đồng.
Câu 10:
Để được đề nghị sửa đổi về tiền lương của hợp đồng lao động, người lao động cần căn cứ theo nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động ?
A. Tự do thể hiện ngôn luận.
B. Tự do, công bằng, dân chủ.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Tự do thực hiện hợp đồng.
Câu 11:
Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc
A. tự do xóa bỏ các loại hình cạnh tranh.
B. sở hữu tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên
C. chia đều của cải trong đời sống xã hội.
D. chủ động mở rộng qui mô ngành nghề.
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây là một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.
B. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.
C. Chỉ được phép duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.
D. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ viết riêng của mình.
Câu 13:
Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh
A. bí mật thay đổi danh tính người tố cáo để bảo vệ họ.
B. bắt người đang chuẩn bị thực hiện tội rất nghiêm trọng.
C. xóa bỏ mọi dấu vết của hiện trường vụ án mạng.
D. khai thác và mở rộng diện tích lãnh thổ quốc gia.
Câu 14:
Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất?
A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
B. Người đang bị nghi là phạm tội.
C. Người đang gây rối trật tự công cộng.
D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.
Câu 15:
Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về ủng hộ cái đúng, cái tốt và phê phán, phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội, cũng là cách để thể hiện quyền tự do
A. thảo luận.
B. ngôn luận.
C. tranh luận.
D. góp ý.
Câu 16:
Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh.
C. khẩn trương, công khai, minh bạch, dâm chủ.
D. phổ biến, rộng rãi, chính xác và hiệu quả.
Câu 17:
Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là
A. việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. việc dân đuợc thảo luận, tham gia góp ý kiến.
D. những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.
Câu 18:
Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm
A. lợi ích hợp pháp của mình.
B. ngân sách của nhà nước.
C. tài sản thừa kế của người khác.
D. nguồn quỹ phúc lợi của xã.
Câu 19:
Công dân được tạo điều kiện để được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng là thể hiện nội dung của quyền
A. học tập.
B. sáng tạo.
C. phát triển.
D. tự do.
Câu 20:
Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung của
A. quyền học tập của công dân.
B. quyền được phát triển của công dân.
C. quyền tự do của công dân.
D. quyền lựa chọn ngành nghề.
Câu 21:
Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Điều tiết hàng hóa.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Tiền tệ thế giới.
D. Thước đo giá trị.
Câu 22:
Hành vi nào sau đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
B. Đầu cơ tích trữ để gây rối loạn thị trường trong nước.
C. Hạ giá thành sản phẩm, để thu hút khách hàng.
D. Tung ra nhiều khuyến mãi để thu hút khách hàng.
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức sử dụng pháp luật?
A. Người kinh doanh đóng thuế.
B. Tham gia tình nguyện.
C. Từ bỏ định kiến xã hội.
D. Hiến máu nhân đạo.
Câu 24:
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục.
B. Lấn chiếm vỉ hè bán hàng.
C. Đơn phương đề nghị li hôn.
D. Đề xuất thay đổi giới tính.
Câu 25:
Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng
A. về trách nhiệm của công dân
B. về tham gia quản lý nhà nước.
C. giữa các đảng phái khác nhau.
D. giữa các dân tộc, tôn giáo.
Câu 26:
Hành vi nào dưới đây là đúng về pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.
B. Công an được vào khám nhà ở của dân.
C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm.
D. Vào nhà hàng xóm để tìm đồ bị mất.
Câu 27:
Do tò mò bạn N đã tự ý mở thư của bạn K ra xem, sau đó dán lại như cũ. Hành vi của bạn N đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
D. Được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.
Câu 28:
Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?
A. Đóng góp ý kiến xây dựng thôn.
B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.
D. Đăng kí hiến máu nhân đạo.
Câu 29:
Công dân được quyền khiếu nại khi thấy
A. những hành vi gây hại cho lợi ích công cộng, lợi ích xã hội.
B. hành vi gây hại cho tài sản của các tổ chức xã hội và nhà nước.
C. hành vi gây hại cho phương tiện đi lại, đất đai của người khác.
D. quyết định hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 30:
Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?
A. Tự do nghiên cứu khoa học.
B. Kiến nghị với các cơ quan.
C. Đưa ra phát minh, sáng chế.
D. Sáng tác văn học, nghệ thuật.
Câu 31:
Tại một cơ sở thẩm mĩ do bác sĩ A làm chủ, đã phẫu thuật chỉnh hình cho chị B. Mấy ngày sau có dấu hiệu đau bất thường, chị B đến tái khám thì gặp một nhân viên C của phòng khám, thấy chị đau nên C đã tiêm cho chị một liều thuốc giảm đau trước khi bác sĩ khám. Nhưng không ngờ chị tử vong tại chỗ, để che dấu hành vi này, cơ sở đã ném xác nạn nhân xuống sông nhằm phi tang. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ cơ sở thẩm mĩ. Việc làm này của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính giáo dục của pháp luật.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 32:
Với tinh thần xây dựng gia đình văn hóa kiểu mẫu, ông Q đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm sống của mình là nêu gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Ông Q đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Tuyên truyền pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 33:
H và Q yêu nhau nhưng bị hai gia đình ngăn cản vì hai bên không cùng dân tộc. Trong trường họp này, gia đình H và Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa các gia đình.
B. Tự do yêu đương.
C. Bình đẳng giữa các dân tộc.
D. Tự do cá nhân.
Câu 34:
P và Q có mâu thuẫn với nhau. Hai bên cãi cọ rồi đánh nhau. Kết quả là P đánh Q gây thương tích. Hành vi của P đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
D. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.
Câu 35:
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi độc lập viết phiếu bầu, điện thoại anh A có cuộc gọi đến, nghe xong điện thoại, anh vội vàng nhờ chị B và được chị B đồng ý bỏ giúp phiếu bầu, rồi anh vội vả ra về. Anh A vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Trực tiếp.
B. Đại diện.
C. Ủy quyền.
D. Gián tiếp.
Câu 36:
Nhà trường phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo vệ biển đảo quê hương”. M đã tự ý sao chép bức tranh của chị gái và gửi dự thi với tên mình. M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng tạo.
B. Ứng dụng.
C. Ủy nhiệm.
D. Chuyển nhượng.
Câu 37:
Được đồng nghiệp là anh N và K cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh N, anh T và anh H.
B. Bà M và anh H.
C. Anh N, anh T và anh K.
D. Anh H và anh K.
Câu 38:
Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng của ông A và ông B. Nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B theo yêu cầu của ông A, rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Phát hiện anh V làm việc này, ông B tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm làm cho uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới dây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông A, anh V, chị N và ông B.
B. Ông A, chị N và ông B.
C. Ông A, anh V và chị N.
D. Chị N, anh V và ông B.
Câu 39:
Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm hương rẫy, ông S nhân viên hạt kiểm lâm bắt và giữ ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba ngày, chị Q là người dân sống gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm lâm nên đã báọ với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông K và chị Q.
B. Ông K, ông S và chị Q.
C. Ông S và chị Q.
D. Ông K, ông M và ông S.
Câu 40:
Chị B và chị C cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng mĩ phẩm nhập ngoại. Vì còn nhiều giấy tờ không hợp lệ, chị C đã hối lộ mười lăm triệu đồng cho lãnh đạo cơ quan chức năng là ông A, người trực tiếp phê duyệt hồ sơ. Sau việc này, ông A yêu cầu anh trực tiếp làm giấy tờ, xong xuôi ông trực tiếp kí giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho chị C. Biết chuyện ông A nhận tiền của chị C, bắt mình làm hồ sơ bổ sung hồ sơ cho chị C, nhưng lại không chia tiền cho mình, anh T bức xúc tâm sự với đồng nghiệp khác là anh S, vô tình ông A đi ngang nghe thấy. Ông A nghĩ rằng anh T có ý chống đối mình nên ông đã tìm lí do rồi điều chỉnh anh đến vị trí khác, công việc áp lực và vất vả hơn. Những ai dưới đây có thể vừa bị khiếu nại và tố cáo?
A. Ông A, chị B và anh T.
B. Chị B và ông A.
C. Chị B và anh T.
D. Chỉ mình ông A.