Đề thi Học kì 2 Hóa học 8 (Đề 9)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)

Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước?

A. SO3, CaO, CuO, Fe2O3.
B. SO3, Na2O, CaO, P2O5.
C. ZnO, CO2, SiO2, PbO.
D. SO2, Al2O3, HgO, K2O.
Câu 2:
Ở điều kiện thường, hiđro là chất ở trạng thái nào?
A. Rắn.
B. Lỏng.
C. hợp chất rắn.
D. Khí.
Câu 3:
Hợp chất nào sau đây không phải là muối?
A. Đồng (II) nitrat.
B. Kali clorua.
C. Sắt (II) sunfat.
D. Canxi hiđroxit.
Câu 4:
Chất tan là
A. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
B. chất bị hòa tan trong dung môi.
C. chất có khả năng tác dụng với nước.
D. chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
Câu 5:
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. C + O2  CO2.
B. Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2.
C. CaCO3  CaO + CO2.
D. 3Fe + 2O2  Fe3O4.
Câu 6:
Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là
A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
B. Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy
D. Cả A và B
Câu 7:
Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
A. HCl, H2SO4, HNO3, NaCl.
B. HCl, H2SO4, Ba(NO3)2, NaOH.
C. Ba(OH)2, Na2SO4, H3PO4, HNO3.
D. HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3.
Câu 8:
Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho?
A. 11,88%.
B. 12,20%.
C. 11,19%.
D. 11,79%.
Câu 9:
Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch
A. không thể hòa tan thêm chất tan.
B. có thể hòa tan thêm chất tan.
C. có thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.
D. không thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.
Câu 10:
Có thể điều chế được bao nhiêu gam O2 từ 31,6 gam KMnO4?
A. 1,6 gam.
B. 16 gam.
C. 3,2 gam.
D. 6,4 gam.
Câu 11:
Tên gọi của P2O5 là
A. Điphotpho trioxit.

                  

B. Photpho oxit.
C. Điphotpho pentaoxit.
D. Điphotpho oxit.
Câu 12:
Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì
A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam
B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ
C. Có chất khí bay lên
D. Không có hiện tượng
Câu 13:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy?
A. 4P + 5O2  2P2O5
C. 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O
C. 2CO + O2  2CO2
D. 2Cu + O2  2CuO
Câu 14:
Hoà tan 4 gam NaOH vào nước, thu được 200 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là
A. 0,5M.
B. 0,1M.
C. 0,2M.
D. 0,25M.
Câu 15:
Trộn 2 ml rượu etylic (cồn) với 20 ml nước cất. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nước là chất tan, rượu etylic là dung môi.
B. Rượu etylic là chất tan, nước là dung môi.
C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi.
D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Câu 16:
Nhận xét nào sau đây đúng về oxi?
A. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
B. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
C. Oxi là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.
D. Oxi là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.
Câu 17:
Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là
A. có kết tủa trắng.
B. có thoát khí màu nâu đỏ.
C.dung dịch có màu xanh lam.
D. viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.
Câu 18:
Khối lượng nước cần dùng để pha chế 150 gam dung dịch NaCl 5% từ dung dịch NaCl 10% là
A. 56,8 gam.
B. 67,5 gam.
C. 60,8 gam.
D. 59,4 gam.
Câu 19:
Ở nhiệt độ 18oC, khi hòa tan hết 74,2 gam Na2CO3 trong 350 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Độ tan của muối Na2CO ở nhiệt độ này là
A. 18,4.
B. 21,2.
C. 42,1.
D. 74,2.
Câu 20:
Trong thí nghiệm điều chế khí oxi, tại sao người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước?
A. Khí oxi nhẹ hơn nước.
B. Khí oxi tan rất nhiều trong nước.
C. Khí O2 tan ít trong nước.
D. Khí oxi hóa lỏng ở - 183oC.
Câu 21:
Đốt hoàn toàn 2 mol khí Hthì thể tích O2 cần dùng (đktc) là bao nhiêu?
A. 22,4 lít.
B. 11,2 lít.
C. 44,8 lít.
D. 8,96 lít
Câu 22:
Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên gọi và công thức hóa học?
A. HNO3: axit nitric.
B. CuSO4: đồng (II) sunfat.
C. Fe2O3: sắt (III) oxit.
D. FeS: sắt sunfua.
Câu 23:
Phản ứng thế là phản ứng hóa học
A. giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
B. xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
C. trong đó một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
D. trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Câu 24:
Công thức tính nồng độ phần trăm là
A. \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \).
B. \(C\% = \frac{n}{V}.100\% \).
C. \(C\% = \frac{{{m_{dd}}}}{{{m_{ct}}}}.100\% \).
D. \(C\% = \frac{V}{n}\).
Câu 25:
Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu
A. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
D. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.
Câu 26:
Chỉ ra các oxit bazơ trong dãy oxit sau: P2O5, CuO, BaO, Na2O, SO3.
A. CaO, CuO, Na2O.
B. P2O5, CaO, CuO.
C. CaO, Na2O, SO3.
D. P2O5, CaO, SO3.
Câu 27:
Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là
A. Phát sáng.
B. Tỏa nhiệt.
C. Sự oxi hóa xảy ra chậm.
D. Cháy.
Câu 28:
Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Fe, Mg, Al.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Zn, Al, Ag.
D. Na, K, Ca.