Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 9 có đáp án (Đề 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?
A. Xả súng vào nhân dân Sài Gòn đang tổ chức mít tinh mừng ngày độc lập (2/9/1945).
B. Đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và Cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn (23/9/1945).
C. Quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội 6/1/1946.
D. Cùng với Mĩ đề ra kế hoạch quân sự Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi.
Câu 2:
Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu - đông năm 1947 nhằm mục đích gì?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. Buộc Việt Nam phải đàm phán với Pháp.
D. Giành thắng lợi về quân sự để rút quân về nước.
Câu 3:
Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược ở Đông Dương như thế nào?
A. Quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
B. Quân đội Việt Nam giành quyền chủ động trên toàn chiến trường Đông Dương.
C. Thực dân Pháp giành lại thế chủ động về chiến lược ở Bắc Bộ.
D. Thực dân Pháp càng lùi sâu vào thế bị động trên toàn chiến trường Đông Dương.
Câu 4:
Ý nào không phải mục tiêu cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu chống Mỹ - Diệm?
A. Đòi Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. Bảo vệ hòa bình.
C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
D. Lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm.
Câu 5:
Cơ sở để Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là
A. ấp chiến lược.
B. lực lượng quân đội Sài Gòn.
C. lực lượng cố vấn Mỹ.
D. ấp chiến lược và quân đội Sài Gòn.
Câu 6:
Những biểu hiện nào chứng tỏ sau Hiệp định Pari, Mỹ tiếp tục dính líu vào cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam?
A. Giữ lại cố vấn quân sự, lập bộ chỉ huy quân sự ở miền Nam.
B. Ngừng viện trợ và rút toàn bộ quân đội, cố vấn quân sự về nước.
C. Đưa quân viễn chinh Mĩ sang tham chiến trực tiếp tại miền Nam Việt Nam.
D. Đưa quân đội đồng minh đến tham chiến trực tiếp tại miền Nam Việt Nam.
Câu 7:
Ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975, tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị.
B. Đất nước đã được thống nhất hoàn toàn về mặt nhà nước.
C. Tổ Quốc Việt Nam chưa được thống nhất về mặt lãnh thổ.
D. Mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
Câu 8:
Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh thế giới như thế nào?
A. Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới thoái trào.
C. Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
D. Chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt với sự đối đầu quyết liệt của hai siêu cường Xô - Mĩ.
Câu 9:
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996-2000), cơ cấu các ngành kinh tế của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng
A. điện khí hóa.
B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. cơ giới hóa.
D. công nghiệp hóa, nông nghiệp hóa.
Câu 10:
Sự kiện nào đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước?
A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
D. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong toàn quốc.