Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 9 có đáp án (Đề 3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã đưa ra nội dung gì?
A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
B. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh vũ trang lật đổ ách thống trị của Mỹ-Diệm.
C. Đường lối tiến hành công nghiệp hóa, điện khí hóa đất nước.
D. Biện pháp giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội ở miền Bắc.
Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) là gì?
A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền.
B. Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền.
C. Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
D. Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Âm mưu thâm độc nhất của Mỹ trong thựcc hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Xâm lược miền Nam Việt Nam.
B. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
C. Dồn dân lập “ấp chiến lược”, tách nhân dân ra khỏi cách mạng.
D. Tạo thế và lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn.
Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là
A. quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị quân sự của Mỹ.
B. quân viễn chinh Mỹ với vũ khí, trang bị của Mỹ.
C. quân các nước đồng minh của Mỹ, sử dụng vũ khí, trang bị của Mỹ.
D. liên quân Mỹ và đồng minh, với vũ khí, trang bị của Mỹ.
Công cụ chiến lược của Mỹ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới (1961-1965) là
A. chính quyền và quân đội Sài Gòn.
B. cố vấn Mỹ.
C. quân đội viễn chinh Mỹ.
D. quân các nước đồng minh của Mỹ.
Một biện pháp được Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và “quốc sách” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961-1965 là
A. lập các “khu trù mật”.
B. lập các “vành đai trắng” để dễ bề khủng bố lực lượng cách mạng.
C. dồn dân lập “ấp chiến lược”.
D. phong tỏa biên giới, vùng biên để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
Sai lầm nghiêm trọng của công cuộc cải cách ruộng đất (1954-1957) là
A. quy nhầm cán bộ đảng viên thành địa chủ.
B. phát động quần chúng cải cách ruộng đất.
C. thực hiện “người cày có ruộng”, giảm tô, giảm thuế.
D. đấu tố tràn lan, quy nhầm thành phần địa chủ.
Điểm khác nhau cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là
A. hình thức chiến tranh thực dân mới của Mỹ.
B. có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mỹ.
C. đặt dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mỹ.
D. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Điểm giống nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mỹ là gì?
A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Gắn “Việt Nam hóa” với “Đông Dương hóa chiến tranh”.
C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mỹ.
D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong “chiến lược toàn cầu” của Mỹ.
So với các chiến lược chiến tranh trước, quy mô của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” có sự thay đổi như thế nào?
A. Chiến trường chính là miền Nam Việt Nam.
B. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc.
C. Mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương.
D. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Thắng lợi nào dưới đây buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri năm 1973?
A. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Quân ta đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
Thắng lợi chung của ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia trên mặt trận ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Đông Dương hóa chiến tranh” là gì?
A. Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn kết của nhân dân ba nước chống đế quốc Mỹ.
C. Mỹ rút hết quân về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
D. Hiệp định Pa-ri được ký kết, Mỹ phải rút hết quân về nước.
Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pa-ri năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là
A. đánh cho “Mỹ cút”, đánh cho “ngụy nhào”.
B. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.
C. Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam.
D. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mỹ cút”, “ngụy nhào”.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), thắng lợi nào của ta buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược?
A. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho).
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
“Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại ở thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?
A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
C. Thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã mở ra
A. kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. kỷ nguyên tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
C. kỷ nguyên độc lập, tự do.
D. kỷ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền.
Sự kiện nào báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử?
A. Xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập (10 giờ 30 phút ngày 30/4/1975).
B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập (11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975).
C. Năm cánh quân của ta cùng tiến vào trung tâm Sài Gòn.
D. Châu Đốc là tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng.
Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
A. Có hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu.
B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần căm thù giặc sâu sắc.
C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ.
D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.
Nguyện vọng chính đáng nhất của nhân dân hai miền Nam – Bắc sau Đại thắng Xuân năm 1975 là gì?
A. Mong muốn đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ.
B. Mong muốn nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh.
C. Muốn mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
D. Mong muốn có một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
Sự kiện nào đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước sau Đại thắng Xuân năm 1975?
A. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).
D. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong toàn quốc.
Sự kiện nào quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975?
A. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
C. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Bắc – Nam.
D. Quốc hội khóa IV của nước Việt Nam thống nhất họp phiên đầu tiên.
Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 là gì?
A. Đất nước phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa của thù trong, giặc ngoài.
B. Tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội.
C. Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ trên thế giới.
D. Được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Kết quả nào dưới đây cho thấy bước tiến lớn của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1976 so với cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946?
A. Cử tri tham gia bầu cử tăng lên.
B. Số đại biểu được bầu nhiều hơn.
C. Nguyện vọng của nhân dân được đáp ứng đầy đủ.
D. Chế độ dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc.
Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới là gì?
A. Chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
B. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp.
C. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp, hình thành nền kinh tế mới.
D. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường, hình thành nền kinh tế mới.
Nguyên nhân quyết định làm nên thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là gì?
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
B. Tinh thần đoàn kết, lao động cần cù của nhân dân Việt Nam.
C. Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới.
D. Tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương.
Yếu tố quyết định nhất dẫn đến sự thành công trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới ở nước ta là
A. đổi mới kinh tế-chính trị.
B. đổi mới về văn hóa-xã hội.
C. đổi mới về tư duy, nhất là tư duy về kinh tế.
D. đổi mới về chính sách đối ngoại.
Một trong những bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng ta rút ra trong thời kỳ đầu đổi mới là
A. huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới.
B. tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong khu vực.
C. duy trì môi trường hòa bình để xây dựng đất nước.
D. đẩy mạnh quan hệ đối ngoại hòa bình.
Một trong những nhân tố cơ bản nhất quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là
A. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
C. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
D. không ngừng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong đường lối đổi mới (1986), Đảng ta chọn đổi mới kinh tế là trọng tâm vì
A. hàng hóa trên thị trường khan hiếm.
B. nhu cầu giải quyết việc làm cho nhân dân.
C. đất nước đang khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
D. do đất nước đang thiếu lương thực trầm trọng.
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991-1995), nước ta đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực tài chính?
A. Lạm phát được kiềm chế.
B. Đồng tiền Việt Nam có vị trí hơn trên thị trường thế giới.
C. Nạn lạm phát từng bước được đẩy lùi, tỷ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.
D. Lạm phát được đẩy lùi, thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.