Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 9 có đáp án (Đề 9)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1953) xác định phương hướng chiến lược trong đông - xuân 1953-1954 là tiến công vào những hướng
A. có nhiều kho tàng của quân Pháp.
B. lực lượng quân Pháp yếu nhất.
C. tập trung cơ quan đầu não của Pháp.
D. có tầm quan trọng về chiến lược.
Câu 2:
Các chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947), Biên giới (thu - đông 1950) và Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?
A. Có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.
C. Kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội với nổi dậy của quần chúng.
D. Làm thất bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Câu 3:
Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng Tám Đảng, Chính phủ đã có chủ trương gì dưới đây?
A. “Quỹ độc lập”.
B. “Ngày đồng tâm”.
C. “Tăng gia sản xuất”.
D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.
Câu 4:

Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 đã có quyết định gì?

A. Để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường chính trị.
B. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực giành chính quyền.
C. Để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường vũ trang.
D. Để nhân miền Nam đấu tranh bằng con đường ngoại giao.
Câu 5:
Sự kiện nào của quân và dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) đánh dấu cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Chiến thắng Bình Giã.
B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Phong trào Đồng khởi.
D. Chiến thắng Vạn Tường.
Câu 6:
Ý nghĩa giống nhau cơ bản giữa chiến thắng trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1- 1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quãng Ngải) ngày 1 -8-1965 là
A. hai chiến thắng trên đều chống một loại hình chiến tranh của Mĩ.
B. đều chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh chiến lược chiến tranh mới của Mĩ.
C. đều chứng tỏ tinh thần kiên cướng bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu nước.
D. đều thể hiện sức mạnh vũ khí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho cách mạng Viêt nam.
Câu 7:
Đặc điểm cơ bản của kinh tế miền Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975 là
A. tập thể hóa nông nghiệp.
B. công nghiệp, sản xuất lớn và tập trung.
C. nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán.
D. phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa trong chừng mực.
Câu 8:
Khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?
A. Bọn phản động trong nước vẫn còn.
B. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu.
C. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.
Câu 9:
Nội dung nào không là tình hình chính trị, xã hội miền Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975?
A. Những di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại.
B. Cơ sở chính quyền của Pháp vẫn còn tồn tại.
C. Cơ sở chính quyền thực dân mới vẫn tồn tại.
D. Chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương bị sụp đổ.
Câu 10:
Kết quả nào cho thấy bước tiến lớn cuộc cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1976 so với cuộc cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946.
A. Cử tri tham gia bầu cử tăng lên.
B. Đại biểu được bầu nhiều hơn.
C. Nguyện vọng của nhân dân được đáp ứng đầy đủ.
D. Chế độ dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc.