Đề thi Học Kì 2 môn hóa lớp 12 cực hay có lời giải (Đề số 4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:
A. NaCl, H2SO4
B. KCl, NaNO3
C. NaOH, HCl
D. Na2SO4, KOH
Gang là hợp kim của sắt với nhiều nguyên tố, trong đó cacbon chiếm
A. 0,01% đến 1%
B. 2% đến 5%
C. 0,15% đến < 2%
D. 8% đến 10%
Để bảo quản các kim loại kiềm, người ta cần phải
A. ngâm chúng trong rượu nguyên chất
B. giữ chúng trong lọ có đây nắp kín
C. ngâm chúng trong dầu hỏa.
D. ngâm chúng vào nước
Cấu hình của ion 26Fe2+ là:
A. 1s22s22p63s23p63d6
B. 1s22s22p63s23p63d64s1
C. 1s22s22p63s23p63d64s2
D. 1s22s22p63s23p63d5
Công thức của thạch cao sống là:
A. 2CaSO4.H2O
B. CaSO4
C. CaSO4.H2O
D. CaSO4.2H2O
Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là:
A. Quặng manhetit
B. Bột khí và kết tủa trắng
C. Quặng pirit
D. Quặng boxit
Các số oxi hoá đặc trưng của crom trong hợp chất là:
A. +1, +2, +4, +6.
B. +3, +4, +6.
C. +2, +3, +6.
D. +2; +4, +6.
Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne → M biểu diễn:
A. Nguyên tắc điều chế kim loại.
B. Sự oxi hoá ion kim loại.
C. Tính chất hoá học chung của kim loại.
D. Sự khử của kim loại.
Để phân biệt các khí CO2,SO2 có thể dùng:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch KCl.
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch Br2
Xét phương trình phản ứng:
Hai chất X, Y lần lượt là:
A. HCl, FeCl3
B. FeCl3, Cl2
C. AgNO3 dư, Cl2
D. Cl2, FeCl3.
Chất không có tính chất lưỡng tính:
A. Al2O3
B. Cr2O3
C. Fe2O3
D. Al(OH)3
Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. có màng hiđroxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. nhôm là kim loại kém hoạt động.
D. nhôm có tính thụ với không khí và nước.
Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Au.
B. Cu.
C. Ag.
D. Al.
Trung hoà 100 ml dung dịch KOH 1M cần dùng V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 100 ml.
B. 200 ml.
C. 300 ml.
D. 400ml.
Để phân biệt 4 chất rắn: Al, Al2O3, K2O, MgO ta chỉ dùng thêm một thuốc thử là:
A. dd NaOH
B. dd H2SO4.
C. H2O
D. dd HCl
Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 1,68 gam.
B. 2,52 gam.
C. 3,36 gam.
D. 11,2 gam.
Nước cứng không gây tác hại nào sau đây?
A. Gây ngộ độc cho nước uống.
B. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát.
C. Gây lãng phí nhiên liệu và mất an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống nước nóng.
D. Làm hỏng dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị của thực phẩm.
Nung nóng hỗn hợp gồm Mg(OH)2 và Fe(OH)2 ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì chất rắn thu được gồm:
A. MgO, FeO
B. Fe, MgO
C. MgO, Fe2O3
D. Mg, Fe2O3
Trong các kim loại phân nhóm IIA dãy kim loại phản ứng với nước tạo thành dung dịch kiềm
A. Be, Mg, Ca
B. Ca, Sr, Ba
C. Be, Mg, Ba
D. Ca, Sr, Mg
Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Fe tan trong dung dịch CuCl2
B. Cu tan trong dung dịch FeCl3
C. Ag tan trong dung dịch FeCl3
D. Fe tan trong dung dịch FeCl3
Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là
A. 5,4 gam.
B. 10,4 gam.
C. 16,2 gam.
D. 2,7 gam.
Cho 12 gam hỗn hợp các kim loại Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được 2,24 lit H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 53,33%.
B. 46,67%.
C. 37,12%.
D. 40,08%.
Cho các phát biểu:
(1) Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất
(2) Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa cao nhất là +6
(3) Khi phản ứng với khí clo dư, crom tạo ra hợp chất crom(III)
(4) Có thể dùng dung dịch NaOH đặc để phân biệt crom(III)oxit và sắt(III)oxit
Những phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (4)
B. (1), (2), (3)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (3), (4)
Khi nung 2 mol Na2Cr2O7 thu được Na2O, Cr2O3 và 48g oxi. Có thể kết luận
A. Na2Cr2O7 đã hết.
B. Na2Cr2O7 vẫn còn dư 1,0 mol.
C. Na2Cr2O7 vẫn còn dư 0,5 mol.
D. Phản ứng này không thể xảy ra.
Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Chia X thành 2 phần không bằng nhau:
Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc).
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO (đktc). NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3.
Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,2
B. 30,8
C. 26,4
D. 24,0
Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+, nồng độ khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa:
A. Ba dung dịch chứa ion: NH4+, Fe3+, Al3+
B. Hai dung dịch chứa ion: NH4+, Al3+
C. Dung dịch chứa ion: NH4+
D. Năm dung dịch chứa ion: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+
Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2 kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên:
Tỉ lệ a: b là:
A. 3: 4
B. 5: 4
C. 5: 2
D. 4: 5.
Cho 1,37 gam kim loại kiềm thổ M phản ứng với nước (dư), thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là
A. Mg.
B. Sr.
C. Ba.
D. Ca.
Cho 200 ml dung dịch AlCl31,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 2,4
B. 2.
C. 1,8.
D. 1,2.