Đề thi học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Câu nào sau đây không đúng khi nói về công do các lực tác dụng lên ô tô gây ra.

Lực kéo của động cơ sinh công dương.
Trọng lực sinh công âm.
Lực ma sát sinh công âm.

Phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công âm.

Câu 2:

Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi?

Lực vuông góc với gia tốc của vật.

Lực ngược chiều với gia tốc của vật.

Lực hợp với phương của vận tốc với góc α.

Lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Câu 3:

1 kW giá trị bằng bao nhiêu W?

1012 W.

109 W.

106 W.
103 W.
Câu 4:

Năng lượng của các con sóng trong hình dưới tồn tại dưới dạng nào?

loading...

Động năng.

Thế năng.

Nhiệt năng.

Quang năng.

Câu 5:

Một vật có khối lượng 10 kg đang chuyển động với tốc độ 5 km/h trên mặt bàn nằm ngang. Do có ma sát, vật chuyển động chậm dần đều và đi được 1 m thì dừng lại. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s.

0,05.
0,1.
0,2.
0,3.
Câu 6:

Hình vẽ dưới là một phần đường đi của tàu lượn siêu tốc. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Nhận xét nào không đúng về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của tàu lượn trên từng đoạn đường?

loading...

Từ A – B: Động năng giảm, thế năng tăng đến giá trị cực đại.

Từ B – C: Động năng tăng, thế năng giảm.

Từ C – D: Động năng giảm, thế năng tăng.

Từ D – E: Động năng và thế năng không đổi.

Câu 7:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng.

Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.

Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.

Câu 8:

Từ mặt đất, một vật có khối lượng 200 g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại A là vị trí ném vật (ở mặt đất). Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được?

30 m.
45 m.
9 m.
15 m.
Câu 9:

Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5 m để kéo một vật có khối lượng 300 kg với lực kéo 1200 N. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%. Tính chiều cao của mặt phẳng nghiêng?

1,6 m.      
3,2 m.
0,5 m.
5 m.
Câu 10:

Động lượng có đơn vị là

kilôgam mét trên giây (kg.m/s).
jun (J).
kilôgam (kg).
niutơn mét (N.m).  
Câu 11:

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

Vật chuyển động tròn đều.

Vật được ném ngang.

Vật đang rơi tự do.

Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 12:

Biểu thức của định luật II Newton có thể viết dưới dạng

F=ΔpΔt
F=Δp.Δt
Δt=F.Δp
F.ΔpΔt=ma
Câu 13:

Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng

không xác định.     
bảo toàn.      
không bảo toàn.     
biến thiên.
Câu 14:

Một hệ kín gồm 2 vật có động lượng là p1 và p2. Hệ thức của định luật bảo toàn động lượng của hệ này là

p1+p2 = không đổi.     
p1p2 = không đổi.    
p1.p2 = không đổi.
p1p2 = không đổi.
Câu 15:

Bán kính vành ngoài của một bánh xe ô tô là 25 cm. Xe chạy với vận tốc 10 m/s. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài bánh xe là:

10 rad/s.       
20 rad/s.       
30 rad /s.      
40 rad/s.
Câu 16:

Một chiếc xe đạp chạy trên một vòng đua có bán kính 100 m với tốc độ góc 0,11 rad/s. Gia tốc hướng tâm của vật đó có độ lớn là?

0,11 m/s2.
0,4 m/s2.
1,21 m/s2.
16 m/s2.
Câu 17:

Công thức tính áp suất là:

p = FN.S.      
p = SFN.        
p=FNS.        
p = P.S.
Câu 18:

Cho một hệ gồm 2 vật chuyển động. Vật 1 có khối lượng 2 kg có vận tốc có độ lớn 4 m/s. Vật 2 có khối lượng 3 kg có vận tốc độ lớn là 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ khi v2 hướng chếch lên trên hợp với v1 góc 900

14 kg.m/s.
16 kg.m/s.
10 kg.m/s.
15 kg.m/s.
Câu 19:

Một vật đang đứng yên thì tác dụng một lực F không đổi làm vật bắt đầu chuyển động và đạt được vận tốc v sau khi đi được quãng đường là s. Nếu tăng lực tác dụng lên 9 lần thì vận tốc vật sẽ đạt được bao nhiêu khi cùng đi được quãng đường s.

3v
3.v.    
6.v.

9.v.

Câu 20:

Hai lò xo được ghép nối tiếp với nhau. Kéo 2 đầu bằng lực F thì lò xo thứ nhất có k1=100N/m bị dãn ra 3 cm; lò xo thứ hai có k1=150N/m thì bị dãn ra bao nhiêu:

2 cm.
3 cm.
1,5 cm.
1 cm.
Câu 21:

Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay. Moment của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng

tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.
thương của lực tác dụng với tốc độ góc.
Câu 22:

Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8 kg được thả rơi từ độ cao 180 m là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

8 000 J.        
7 000 J.        
6 000 J.        
5 000 J.        
Câu 23:

Một vật chuyển động tròn đều với chu kì T, tần số góc ω, số vòng mà vật đi được trong một giây là f. Chọn hệ thức đúng.

ω=2πT
ω=2πf
T=ωf
T=1f2
Câu 24:

Điều nào sau đây là sai khi nói về các trường hợp của hệ có động lượng bảo toàn.

Hệ hoàn toàn kín.

Các vật trong hệ hoàn toàn không tương tác với các vật bên ngoài hệ.

Tương tác của các vật trong hệ với các vật bên ngoài chỉ diễn ra trong một thi gian ngắn.

Hệ không kín nhưng tổng hình chiếu các ngoại lực theo một phương nào đó bằng 0, thì theo phương đó động lượng cũng được bảo toàn.

Câu 25:

Một vật có khối lượng không đổi động năng của nó tăng lên bằng 16 lần giá trị ban đầu của nó. Khi đó động lượng của vật sẽ:

Bằng 8 lần giá trị ban đầu.
Bằng 4 lần giá trị ban đầu.
Bằng 256 lần giá trị ban đầu.
Bằng 16 lần giá trị ban đầu.
Câu 26:

Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

Lực đàn hồi xuất hiện khi lực có tính đàn hồi bị biến dạng.
Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không giới hạn.
Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.
Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.
Câu 27:

Ngẫu lực là hai lực song song,

cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
Câu 28:

Cần điền từ nào vào chỗ trống để có một phát biểu đúng?

“Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các ... có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các ... có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

moment lực.
hợp lực.
trọng lực.
phản lực.