Đề thi học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Moment lực là đại lượng

tỉ lệ thuận với độ lớn lực.
luôn là hằng số.      
tỉ lệ nghịch với lực.          
không phụ thuộc lực.
Câu 2:

Trong các động tác nâng tạ từ vị trí (1) sang vị trí (2), từ vị trí (2) sang vị trí (3), từ vị trí (3) sang vị trí (4) ở hình dưới đây, có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?

loading...

động năng sang nhiệt năng.

động năng sang thế năng.

thế năng sang động năng.
cơ năng sang nhiệt năng.
Câu 3:

Công thức tính thế năng trọng trường của một vật:

Wt = mg                 
Wt = mgh               
W=12mgh
Wt =12mh
Câu 4:

Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên

động năng tăng, thế năng tăng.

động năng tăng, thế năng giảm.

động năng không đổi, thế năng giảm.
động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 5:

Từ mặt đất, một vật có khối lượng 200 g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại A là vị trí ném vật (ở mặt đất). Xác định vận tốc của vật tại vị trí vật có động năng bằng thế năng?

30 m/s.

25 m/s.

102 m/s.
152 m/s.
Câu 6:

Một em bé nặng 20 kg chơi cầu trượt từ trạng thái đứng yên ở đỉnh cầu trượt dài 4 m, nghiêng góc 400 so với phương nằm ngang. Khi đến chân cầu trượt tốc độ của em bé là 3,2 m/s. Lấy gia tốc trọng trường là 10 m/s2.

loading...

Tính hiệu suất của quá trình chuyển thế năng thành động năng của em bé này?

20%.  

50%.  

30%.  

80%.   

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng?

Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật.

Động lượng là đại lượng vectơ.
Động lượng có đơn vị là kg.m/s

Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó.

Câu 8:

Một electron chuyển động với tốc độ 2.10m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1.10-31 kg. Tính động lượng của electron?

8.10-23 (kg.m/s).     
4,91.10-23 (kg.m/s).
1,6.10-23 (kg.m/s).  
1,82.10-23 (kg.m/s).
Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín

các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
các nội lực từng đôi một trực đối.
không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.

nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.

Câu 10:

Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?

Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.
Viên đạn bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
Viên đạn bay xuyên qua tấm bia trên đường đi của nó.

Quả bóng tenis đập xuống sân thi đấu.

Câu 11:

Một vật khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 2 m với tốc độ 5 m/s. Gia tốc hướng tâm của vật đó có độ lớn là?

50 m/s2.

25 m/s2.

12,5 m/s2.

5 m/s2.

Câu 12:

Chọn câu đúng nhất. Trong chuyển động tròn đều

vectơ vận tốc luôn luôn không đổi.
vectơ vận tốc không đổi về hướng.
vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và hướng vào tâm quỹ đạo.
Câu 13:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?

1,25 N/m.     

20 N/m.

23,8 N/m.
125 N/m. 
Câu 14:

Hai điểm M và N nằm trong lòng chất lỏng như hình vẽ, chênh lệch áp suất giữa hai điểm này là

loading...

ρ.g.h1
ρ.g.h2
ρ.g.(h1 + h2
ρ.g.∆h
Câu 15:

Chất điểm M chuyển động đều trên đường tròn tâm O bán kính 1 m, đi được 240 vòng/phút. Tính số vòng mà chất điểm đó đi được trong 1 giây?

4 vòng/s.      
5 vòng/s.
6 vòng/s.
7 vòng/s.
Câu 16:

Biến dạng đàn hồi là gì?

Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng.
Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng đàn hồi.
Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi thôi tác dụng của ngoại lực thì vật rắn vẫn bị biến dạng.

Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi không còn tác dụng của ngoại lực thì vật rắn bị biến dạng sẽ lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu.

Câu 17:

Một cuốn sách nặng 200 g đặt trên mặt bàn nằm ngang, cho g = 10 m/s2 áp lực mà cuốn sách tác dụng lên bàn là

2 N.   
3 N.   
1 N.   
200 N.   
Câu 18:

Cho một hệ gồm 2 vật chuyển động. Vật 1 có khối lượng 2 kg có vận tốc có độ lớn 4 m/s. Vật 2 có khối lượng 3 kg có vận tốc độ lớn là 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ khi v2 cùng hướng với v1

14 kg.m/s.
16 kg.m/s.    
12 kg.m/s.
15 kg.m/s.
Câu 19:

Một vật khối lượng 200 g có động năng là 10 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật là:

10 m/s.                   
100 m/s.                   
15 m/s.                   
20 m/s.                   
Câu 20:

Một lò xo khi đặt nằm ngang có chiều dài tự nhiên bằng 20 cm. Khi bị kéo bằng một lực 5 N thì lò xo có chiều dài 24 cm. Hỏi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

26 cm.          
28 cm.          
30 cm.          
35 cm.          
Câu 21:

Một người nông dân dùng đòn gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30 kg, thúng ngô nặng 20 kg. Đòn gánh có chiều dài 1,5 m. Hỏi vai người nông dân phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng khi đó vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Lấy g = 10 m/s2 .

Vai người đặt ở điểm cách vị trí treo thúng gạo 0,6 m, vai chịu lực 300 N.
Vai người đặt ở điểm cách vị trí treo thúng gạo 0,6 m, vai chịu lực 500 N.
Vai người đặt ở điểm cách vị trí treo thúng ngô 0,6 m, vai chịu lực 500 N.
Vai người đặt ở điểm cách vị trí treo thúng ngô 0,6 m, vai chịu lực 400 N.
Câu 22:

Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103 kg sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính công của động cơ trong khi chuyển động thẳng đều

70.106 J.       
82.106 J.       
62.106 J.       
72.106 J.
Câu 23:

Một chất điểm chuyển động tròn đều với bán kính R, tốc độ là v, tốc độ góc là ω. Gia tốc hướng tâm aht có biểu thức:

aht=v2R
aht=Rv2
aht=ωR2
aht=2
Câu 24:

Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?

Chuyển động của pittông trong động cơ đốt trong.  

Chuyển động của một mắt xích xe đạp.

Chuyển động của đầu kim phút.
Chuyển động của con lắc đồng hồ.
Câu 25:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xuất hiện lực đàn hồi

Lốp xe ô tô khi đang chạy.           
Áo len co lại khi giặt bằng nước nóng.
Quả bóng cao su nảy lên khi rơi xuống mặt bàn.
Cánh cung đang bị kéo.
Câu 26:

Phát biểu nào sau đây là không chính xác?

Một quả bóng bàn rơi chạm sàn rồi bật trở lại do tính đàn hồi của vật và sàn.

Mặt lưới của vợt cầu lông được đan căng để tăng tính đàn hồi.

Một viên gạch rơi xuống sàn bị vỡ ra vì nó không có tính đàn hồi.

Lực căng của một sợi dây có bản chất là lực đàn hồi.

Câu 27:

Một lực có phương vuông góc với trục quay của vật rắn và có độ lớn là 5,5 N. Biết khoảng cách từ giá của lực tới trục quay là 2 m. Moment lực của một lực đối với trục quay là

10 N.
10 N.m.
11 N.

11 N.m.

Câu 28:

Khi khối lượng giảm đi bốn lần nhưng vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ.

Không đổi.
Tăng gấp 2.
Tăng gấp 4.
Tăng gấp 8.