Đề thi học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hai chị em Nguyệt và Khánh chơi bập bênh. Chị Nguyệt có trọng lượng 300 N, khoảng cách d2 là 1 m, còn em Khánh có trọng lượng 200 N. Hỏi khoảng cách d1 là bao nhiêu để bập bênh cân bằng.

loading...

1 m
2 m
1,5 m
3 m
Câu 2:

Một ô tô khởi hành với lực phát động là 2000 N. Lực cản tác dụng vào xe là 400 N. Khối lượng của xe là 800 kg. Tính quãng đường xe đi được sau 10 s khởi hành

10 m
200 m
100 m
50 m
Câu 3:

Tác dụng cặp ngẫu lực có độ lớn F1 = F2 = F = 10 N vào vật có trục quay và khoảng cách từ giá của mỗi lực đến trục quay là 10 cm. Độ lớn của moment ngẫu lực là

10 N.m.        
20 N.m.        
2 N.m.          

1 N.m.

Câu 4:

Động năng của một vật tăng khi

vận tốc của vật giảm.       
vận tốc của vật không đổi.
các lực tác dụng lên vật sinh công dương.     

các lực tác dụng lên vật không sinh công.

Câu 5:

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức

p=mv
p = m.v.       
p = m.a.       
p=ma
Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói đến chuyển động tròn đều?

Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn và có tốc độ không thay đổi.

Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn và có tốc độ thay đổi theo thời gian.

Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn và vectơ gia tốc không thay đổi.

Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn và có tốc độ và gia tốc luôn thay đổi.

Câu 7:

Trong các câu dưới đây câu nào sai?

Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:

Đặt vào vật chuyển động.
Phương tiếp tuyến quỹ đạo.
Chiều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo.

Độ lớn aht=v2r.

Câu 8:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 22 cm. Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật nặng. Khi ấy lò xo dài 27 cm, cho biết độ cứng lò xo là 100 N/m. Độ lớn lực đàn hồi bằng

500 N.
5 N.
20 N.
50 N.
Câu 9:

Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?

Người đứng cả 2 chân.

Người đứng một chân.

Người đứng cả 2 chân nhưng cúi người xuống.

Người đứng cả 2 chân nhưng tay cầm quả tạ.

Câu 10:

Một vận động viên bơi lội có khối lượng 60 kg thả mình rơi tự do từ một cầu nhảy ở độ cao 4,5 m xuống nước và sau khi chạm mặt nước được 0,5 s thì dừng chuyển động. Tìm lực cản mà nước tác dụng lên người. Lấy g = 10 m/s2

−1138,42 N.
−2138,42 N.
−3138,42 N.
−4138,42 N.
Câu 11:

Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

Lực cùng hướng với vận tốc vật.          

Lực vuông góc với vận tốc vật.

Lực ngược hướng với vận tốc vật.                  

Lực hợp với vận tốc 1 góc nào đó.

Câu 12:

Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là

100 Nm.

2,0 Nm.

0,5 Nm.

1,0 Nm.

Câu 13:

Một thang máy có khối lượng m = 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s2. Tính công mà động cơ thang máy đã thực hiện trong 5 s đầu. Lấy g = 10 m/s2.

400 kJ.
500 kJ.
200 kJ.
300 kJ.
Câu 14:

Gia tốc của chuyển động tròn đều là đại lượng vectơ

có phương tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động.     

có chiều hướng vào tâm quỹ đạo chuyển động

cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc.

có phương thẳng đứng.

Câu 15:

Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 8 giây. Chu kì quay của bánh xe là?

0,08 s.
0,02 s.
25 s.

50 s.

Câu 16:

Một áp lực 600 N gây áp suất 3000 N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn

2000 cm2.

200 cm2.

20 cm2.

0,2 cm2.

Câu 17:

Một lực thực hiện công khi

giá của lực vuông góc với phương chuyển động.

giá của lực song song với phương chuyển động. 
lực đó làm vật bị biến dạng.
lực đó tác dụng lên một vật và làm vật đó chuyển dời.
Câu 18:

Hình bên mô tả vận động viên tham gia trượt ván trong máng. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Bỏ qua mọi ma sát, câu nào không đúng với sự bảo toàn cơ năng của vận động viên này?

loading...

Khi vận động viên trượt từ đỉnh máng xuống chân máng, độ cao giảm và vận tốc tăng nên thế năng giảm và động năng tăng.

Khi vận động viên trượt từ chân máng lên đến đỉnh máng thì độ cao tăng và vận tốc giảm nên thế năng tăng và động năng giảm.

Khi vận động viên trượt từ đỉnh máng xuống chân máng, độ cao giảm và vận tốc tăng nên thế năng tăng và động năng giảm.

Khi bỏ qua mọi ma sát thì cơ năng của vận động viên này được bảo toàn.

Câu 19:

Hai vật có khối lượng lần lượt là m= 1 kg và m= 2 kg, chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v= 3 m/s và v= 2 m/s. 

Tính động lượng của mỗi vật?

 

p1 = 3 kg.m/s; p2 = 4 kg.m/s.     

p1 = 2 kg.m/s; p2 = 2 kg.m/s.      
p1 = 4 kg.m/s; p2 = 3 kg.m/s.      

p1 = 2 kg.m/s; p2 = 4 kg.m/s.     

Câu 20:

Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng?

Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.

Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.

Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.

Câu 21:

Càng lên cao thì áp suất khí quyển:

càng tăng.

càng giảm.

không thay đổi.

có thể tăng và cũng có thể giảm.

Câu 22:

Treo vật có khối lượng 100 g vào một lò xo thì làm nó dãn ra 1 cm, cho g = 10 m/s2. Tìm độ cứng của lò xo.

200 N/m.               
100 N/m.                
300 N/m.     

400 N/m.

Câu 23:

Một khẩu súng có khối lượng 4 kg bắn ra viên đạn có khối lượng 20 g. Khi viên đạn ra khỏi nòng súng thì có vận tốc là 600 m/s. Khi đó súng bị giật lùi với vận tốc v có độ lớn là bao nhiêu?

4 m/s.
m/s.
m/s.
m/s.
Câu 24:

Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí của Acquy khi nạp điện?

Năng lượng có ích: hóa năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng

Năng lượng có ích: điện năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng

Năng lượng có ích: thế năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng

Năng lượng có ích: động năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.

Câu 25:

Hệ thức liên hệ giữa động lượng p và động năng Wđ của vật có khối lượng m là:

Wđ = mp2.
2Wđ = mp2.
p=2mWd
p=2mWd
Câu 26:

Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 80 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao

4 m.
1,0 m. 
9,8 m.

32 m.

Câu 27:

Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4 m ném lên một vật với vận tốc đầu 4 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 200 g, lấy g = 10 m/s2. Khi đó cơ năng của vật bằng:

6 J.
9,6 J.
10,4 J.

11 J.

Câu 28:

Đòn bẩy là ứng dụng của quy tắc

mặt phẳng nghiêng.

quán tính

moment lực.

đòn gánh.