Đề thi học kì 2 Vật lý 10 Chân trời sáng tạo (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Để vật rơi xuống đất, trọng lực thực hiện một công bằng:

196 J.

-196 J.
98 J.
-98 J.
Câu 2:

Chọn phát biểu sai? Công suất của một lực

là đại lượng đặc trưng cho công của lực đó thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.
đo tốc độ sinh công của lực đó.
có đơn vị N/m.s. 
là đại lượng đặc trưng cho công của lực đó thực hiện trên quãng đường 1 m.
Câu 3:

Khi kéo một vật trên mặt sàn, một người đã tốn một công là A2 = 120 J. Nhưng trên thực tế, công có ích chỉ là 100 J. Vậy công hao phí có giá trị là bao nhiêu:

20 J.
50 J.

100 J.

120 J.
Câu 4:

Chọn câu đúng:

Công thức tính động năng Wđ =12mv.

Đơn vị động năng là: kg.m2/s2.

Đơn vị động năng là đơn vị công suất.

Đơn vị động năng là: W.s2.
Câu 5:

Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 9,8 m/s2. Tính thế năng trọng trường của vật tại đáy giếng cách mặt đất 5 m với gốc thế năng tại mặt đất.

490 J.
-490 J.
400 J.
-400 J.
Câu 6:

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô không thay đổi:

Ô tô tăng tốc.
Ô tô giảm tốc.
Ô tô chuyển động tròn đều.

Ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường có ma sát.

Câu 7:

Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?

Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ. 
Trong hệ kín, tổng động lượng của hệ được bảo toàn.
Câu 8:

Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn nằm ngang. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N theo phương ngang để xe chuyển động về phía trước trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng:

1,6 m/s. 
0,16 m/s.
16 m/s.

160 m/s.

Câu 9:

Nếu α(độ) = 90o  thì α(radian) sẽ là:

π6
π4
π2
π.
Câu 10:

Xem như Trái Đất chuyển động tròn đều quanh Mặt Trời với bán kính quỹ đạo là r = 150 000 000 km và chu kì quay T = 365 ngày. Tìm tốc độ góc và tốc độ của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời:

3,98.10-7 rad/s; 59,8 km/s.

9,96.10-8 rad/s; 14,9 km/s.

1,99.10-7 rad/s; 29,9 km/s.
3,98.10-7 rad/s; 29,9 km/s.
Câu 11:

Chọn câu trả lời đúng khi nói về điều kiện để một vật có thể vật chuyển động tròn đều?

Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.

Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.

Vật không chịu tác dụng của lực nào ngoài lực hướng tâm.
Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.
Câu 12:

Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250 m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là 50 m/s. Khối lượng xe là 2 tấn. Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe là:

10 N.
4.102 N.
4.103 N.
2.104 N.
Câu 13:

Biến dạng kéo là khi:

Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.

Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm đi so với kích thước tự nhiên của nó.

Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực không đổi so với kích thước tự nhiên của nó.

Không có đáp án nào đúng.

Câu 14:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 26 cm, tính độ biến dạng của lò xo:

6 cm.
- 6 cm.
44 cm.
30 cm.
Câu 15:

Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h = 60 m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Độ cao mà tại đó vật có động năng bằng ba lần thế năng là

20 m.
15 m. 
10 m.
30 m.
Câu 16:

Một thiết bị được thả không vận tốc đầu xuống bề mặt của Mặt trăng, biết rằng gia tốc rơi tự do tại bề mặt của Mặt Trăng là 1,62 m/s2. Muốn thiết bị được an toàn thì tốc độ khi tiếp đất của thiết bị đó phải nhỏ hơn 2 m/s. Độ cao tối đa để thả thiết bị đó được an toàn là

1,32 m.
0,20 m.        
1,23 m.

0,62 m.

Câu 17:

Hiệu suất càng cao thì

tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
năng lượng tiêu thụ càng lớn.
năng lượng hao phí càng ít.
tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.
Câu 18:

Máy tời đang hoạt động với công suất 1000 W đưa 100 kg vật liệu lên đều tới độ cao 16 m trong 20 s. Lấy g = 9,8 m/s2. Hiệu suất của máy tời bằng

78,4 %.
85,0 %.
63,2 %.

80,0 %.

Câu 19:

Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

Cơ năng.
Hóa năng.
Nhiệt năng.  
Nhiệt lượng.
Câu 20:

Một lực F có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật đang chuyển động với vận tốc v theo các phương khác nhau như hình bên dưới

loading...

Độ lớn của công do lực F thực hiện xếp theo thứ tự tăng dần là                

(a, b, c).
(a, c, b).
(b, a, c). 
(c, a, b).
Câu 21:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng?

Năng lượng là một đại lượng vô hướng. 

Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.
Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo.
Câu 22:

Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian là đồ thị nào sau đây?

Câu 23:

Thế năng trọng trường của một vật có giá trị 

luôn dương.
luôn âm.
khác 0.
có thể dương, có thể âm hoặc bằng 0.
Câu 24:

Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J. Thời gian thắp sáng bóng đèn là

1 s.     
10 s. 
100 s.
1 000 s. 
Câu 25:

Vận động viên quần vợt thực hiện cú giao bóng kỉ lục, quả bóng đạt tới tốc độ 196 km/h. Biết khối lượng quả bóng là 60 g. Động năng của quả bóng bằng

89 J.   
1152480 J.
2 J.

88926 J.

Câu 26:

Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc là g, bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là

2v2g
v24g
v22g
v2g
Câu 27:

Khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất thì

động năng đạt giá trị cực đại.     
thế năng bằng động năng.
thế năng đạt giá trị cực đại.
cơ năng bằng không.
Câu 28:

Hiệu suất động cơ có thể có giá trị nào sau đây

-2
0,8
2
-0,8