Đề thi học kì 2 Vật lý 10 Chân trời sáng tạo (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một động cơ điện tiêu thụ công suất điện 110 W, sinh ra công suất cơ học bằng 88 W. Tỉ số của công suất cơ học với công suất hao phí ở động cơ bằng

3.

4. 

2. 

5.

Câu 2:

Xét biểu thức công A = F.s.cosα. Trường hợp công sinh ra là công phát động là

α > 900.
α = 1800.
α < 900.
α = 900.
Câu 3:

Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn được tăng tốc từ 18 km/h đến 36 km/h. (Giả sử bỏ qua ma sát trên đoạn đường này). Công của động cơ ô tô thực hiện trong giai đoạn đó có giá trị là bao nhiêu?

45 kJ.
90 kJ.
450 kJ.
583,2 kJ.
Câu 4:

Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới với gốc thế năng tại mặt đất thì thế năng của vật

giảm dần.
tăng dần. 
tăng rồi giảm.
giảm rồi tăng.
Câu 5:

Động năng của một vật không thay đổi trong chuyển động nào sau?

Vật chuyn động rơi tự do.
Vật chuyển động ném ngang.
Vật chuyển động tròn đều.
Vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
Câu 6:

Một viên đạn 20 g bay với tốc độ 260 m/s. Độ lớn động lượng của nó là

5200 kg.m/s.
520 kg.m/s.
52 kg.m/s.
5,2 kg.m/s.
Câu 7:

Cơ năng là đại lượng

vô hướng, luôn dương hoặc bằng không.       
vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. 
véc tơ cùng hướng với véc tơ vận tốc.

véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.

Câu 8:

Một thùng hàng có khối lượng 30 kg được đẩy lên một con dốc cao 2 m bằng một động cơ băng chuyền. Biết rằng trong quá trình vận chuyển, động cơ cần sử dụng năng lượng tổng là 5000 J. Lấy g = 9,8 m/s2. Hiệu suất của động cơ có giá trị gần đúng là

12%.
88 %.
75 %.
25 %.
Câu 9:

Xăng dầu tích trữ năng lượng dưới dạng…(1). Khi đổ xăng vào xe, xe sẽ đốt xăng biến hoá năng thành…(2). Để xe có thể chuyển động được trên đường thì nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng thông qua hệ thống động cơ. Hãy điền vào chỗ trống?

(1): hóa năng; (2): nhiệt năng.
(1): nhiệt năng; (2): cơ năng.
(1): cơ năng; (2): hóa năng.
(1): nhiệt năng; (2): hóa năng.
Câu 10:

Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ?

Jun/giây (J/s).
Kilôoát giờ (kWh).
Mã lực (HP).          
Oát (W).
Câu 11:

Một vật có khối lượng m = 5 kg trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài s = 20 m và nghiêng 300 so với phương ngang. Công của trọng lực tác dụng lên vật khi vật đi hết dốc có độ lớn là

5 kJ.
1000 J.
850 J.
500 J.
Câu 12:

Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn từ trạng thái nghỉ chuyển động thẳng lên trên cao. Vật có gia tốc không đổi là 0,5 m/s2. Lấy g = 9,8 m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3 s là

110 250 J. 
128 400 J.
15 080 J. 
115 875 J.
Câu 13:

Một vệ tinh nhân tạo đang chuyển động tròn đều quanh trái đất ở độ cao h = R (R là bán kính trái đất) với vận tốc v. Chu kỳ của vệ tinh này là:

T = 2πRv.
T = 4πRv.
T = 8πRv.
T = πR2v.
Câu 14:

Một máy bay đang bay với tốc độ 250 m/s và động cơ sinh ra lực kéo 2.106 N để duy trì tốc độ này của máy bay. Công suất của động cơ máy bay là

5.108 W.

5.106 W.
4.108 W.
8 kW.
Câu 15:

Xe A có khối lượng 1 tấn chuyển động với tốc độ 60 km/h; xe B có khối lượng 2 tấn chuyển động với tốc độ 30 km/h. Độ lớn động lượng tổng cộng của 2 xe là:

33 333 kg.m/s.
34 333 kg.m/s.
42 312 kg.m/s.
28 233 kg.m/s.
Câu 16:

Một vật có khối lượng m chuyển động trong trọng trường với vận tốc v, độ cao của vật so với mốc thế năng là h. Cơ năng của vật xác định bi biu thức sau

mvh+mv22
mgv+mh22
mgh+mv22
vgh+mh22
Câu 17:

Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng trọng trường của vật thứ nhất

bằng hai lần vật thứ hai. 
bằng một nửa vật thứ hai. 
bằng vật thứ hai. 
bằng 14 vật thứ hai. 
Câu 18:

Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Một vật có khối lượng 1 kg, có thế năng trọng trường là 20 J (lấy g = 10 m/s2) thì vật đang ở độ cao là

2 m.
6 m. 
12 m. 
3 m.
Câu 19:

Một vận động viên cử tạ nâng quả tạ khối lượng 200 kg từ mặt đất lên độ cao 1,5 m. Lấy gia tốc trọng trường là g = 9,8 m/s2. Độ tăng thế năng của tạ là

1 962 J.
2 940 J.
800 J.
3 000 J.
Câu 20:

Một quả bóng nhỏ được ném với vận tốc ban đầu 4 m/s theo phương ngang ra khỏi mặt bàn ở độ cao 1 m so với mặt sàn (hình vẽ). Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua mọi ma sát. Tốc độ của quả bóng khi nó chạm sàn bằng

 

loading...

35,60 m/s.
5,97 m/s.
4,43 m/s.
4,00 m/s.
Câu 21:

Một khẩu súng có khối lượng 4 kg bắn ra viên đạn có khối lượng 20 g. Khi viên đạn ra khỏi nòng súng thì có vận tốc là 600 m/s. Khi đó súng bị giật lùi với vận tốc v có độ lớn là bao nhiêu?

4 m/s.
2 m/s.
6 m/s.
3 m/s.
Câu 22:

Treo vật có khối lượng 500 g vào một lò xo thì làm nó dãn ra 5 cm, cho g = 10 m/s2. Tìm độ cứng của lò xo.

200 N.          
100 N.          
300 N.          
400 N.
Câu 23:

Phát biểu nào sau đây là không chính xác?

Một quả bóng bàn rơi chạm sàn rồi bật trở lại do tính đàn hồi của vật và sàn.

Mặt lưới của vợt cầu lông được đan căng để tăng tính đàn hồi.

Một viên gạch rơi xuống sàn bị vỡ ra vì nó không có tính đàn hồi.
Lực căng của một sợi dây có bản chất là lực đàn hồi.
Câu 24:

Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 4 giây. Chu kì quay của bánh xe là?

0,04 s.          
0,02 s.          
25 s.
50 s.
Câu 25:

Trên một cánh quạt người ta lấy hai điểm có R1=2R2 thì vận tốc của 2 điểm đó là:

v1=2v2
v2=2v1
v1=v2
v2=2v1
Câu 26:

Một lò xo khi đặt nằm ngang có chiều dài tự nhiên bằng 20 cm. Khi bị kéo bằng một lực 5 N thì lò xo có chiều dài 24 cm. Hỏi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

26 cm.

28 cm.
30 cm.          

35 cm.

Câu 27:

Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang nếu bỏ qua lực cản?

Thế năng.
Động năng.
Cơ năng. 
Động lượng.
Câu 28:

Một em bé chơi cầu trượt từ trạng thái đứng yên ở đỉnh trượt xuống dưới chân dốc. Công của lực nào trong trường hợp này là năng lượng hao phí.

Trọng lực. 
Lực ma sát.
Lực đàn hồi.
Lực đẩy của tay em bé.