Đề thi học kỳ 1 Địa lý 10 Chân trời sáng tạo (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực

xích đạo.
chí tuyến.
ôn đới.

cực.

Câu 2:

Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của

bức xạ mặt trời.
bức xạ mặt đất.
lớp vỏ Trái Đất.          

lớp man ti trên.

Câu 3:

Tính chất của gió Mậu dịch là

nóng ẩm.
khô.
lạnh khô.

ẩm.

Câu 4:

Gió Mậu dịch thổi từ áp cao

chí tuyến về ôn đới.    

cực về ôn đới.

chí tuyến về xích đạo.
cực về xích đạo.
Câu 5:

Nơi nào sau đây có mưa ít?

Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.       

Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.

Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.

Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.

Câu 6:

Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

Hồ Thác Bà.
Hồ Ba Bể.       
Hồ Trị An.

Hồ Tây.

Câu 7:

Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu

lạnh, ít mưa.
ấm, mưa nhiều.
lạnh, khô hạn.

nóng, ẩm ướt.

Câu 8:

Đặc trưng của thổ nhưỡng là

tơi xốp.
độ phì.
độ ẩm.

vụn bở.

Câu 9:

Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

toàn bộ sinh vật sinh sống.

tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.

thực, động vật; vi sinh vật.
toàn bộ thực vật sinh sống.
Câu 10:

Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

Đài nguyên.    
Rừng lá kim.   
Thảo nguyên.

Rừng lá rộng.

Câu 11:

Mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí là quy luật

địa đới.
đai cao.
thống nhất.

địa ô.

Câu 12:

Thành phần nào sau đây không thuộc lớp vỏ địa lí ở lục địa?

Khí quyển.
Sinh quyển.
Thạch quyển. 

Thổ nhưỡng quyển.

Câu 13:

Trong tự nhiên, các thành phần không tồn tại và phát triển một cách cô lập là biểu hiện của quy luật

địa đới.
địa ô.
thống nhất.
đai cao.
Câu 14:

Các vòng đai nhiệt từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

Vòng đai nóng, ôn hoà, lạnh, băng giá vĩnh cửu.

Vòng đai nóng, lạnh, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.

Vòng đai lạnh, nóng, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.

Vòng đai lạnh, nóng, băng giá vĩnh cửu, ôn hoà.

Câu 15:

Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực?

Xích đạo, chí tuyến.    

Chí tuyến, cực.

Cực, xích đạo.

Ôn đới, chí tuyến.

Câu 16:

Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của

áp cao.
áp thấp.           
gió mùa.          

địa hình.

Câu 17:

Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?

Nước ngầm.    
Băng tuyết.
Địa hình.

Thực vật.

Câu 18:

Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

Nhiệt và ẩm.
Ẩm và khí.
Khí và nhiệt.   

Nhiệt và nước.

Câu 19:

Loại gió nào sau đây không phải là gió thường xuyên?

Gió Tây ôn đới.           
Gió Mậu dịch.
Gió Đông cực.

Gió mùa.

Câu 20:

Yếu tố nào sau đây không có tác động tới sự phát triển và phân bố sinh vật?

Khí hậu.
Con người.
Đá mẹ.

Địa hình.

Câu 21:

Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào sau đây?

Xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Phụ thuộc và quy định lẫn nhau.

Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
Tồn tại và phát triển độc lập với nhau.
Câu 22:

Sự phân bố đất liền, biển và đại dương kết hợp dãy núi chạy hướng kinh tuyến là nguyên nhân khiến cho thảm thực vật ở lục địa Bắc Mĩ có sự thay đổi theo quy luật nào sau đây?

Đai cao.
Địa đới.
Địa ô.

Thống nhất.

Câu 23:

Nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí?

Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực.

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến.

Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực.

Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo.

Câu 24:

Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Độ cao và hướng nghiêng.

Hướng nghiêng và độ dốc.

Độ dốc và hướng sườn.

Hướng sườn và độ cao.