Đề thi học kỳ 1 Địa lý 10 Kết nối tri thức (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

Chí tuyến lục địa.

Xích đạo lục địa.

Ôn đới lục địa.

Cực lục địa.

Câu 2:

Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

xích đạo và chí tuyến.

chí tuyến và ôn đới.

ôn đới và cực.

cực và xích đạo.

Câu 3:

Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao l00m, nhiệt độ sẽ giảm

l,6°C.
0,6°C. 
l°C.

0,06°C.

Câu 4:

Ở Bắc bán cầu, gió Mậu dịch thổi quanh năm theo hướng

đông bắc.

đông nam.

tây bắc.

tây nam.

Câu 5:

Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?

Nơi ở rất sâu giữa lục địa.

Miền có gió Mậu dịch thổi.

Miền có gió thổi theo mùa.

Nơi dòng biển lạnh đi qua.
Câu 6:

Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở

biển, đại dương; nước ngầm, băng tuyết; nước sông, suối, hồ.

biển, đại dương; nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.

sông, suối, hồ; băng tuyết, nước trong các đại dương, hơi nước.

sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương.

Câu 7:

Ngày nước thế giới là ngày nào sau đây?

22-12.

22-3.

23-6.

21-9.

Câu 8:

Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày

trăng tròn và không trăng.

trăng khuyết và không trăng.

trăng khuyết và trăng tròn.

không trăng và có trăng.
Câu 9:

Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu

ẩm, mưa nhiều.

khô, ít mưa.

lạnh, ít mưa.

nóng, mưa nhiều.

Câu 10:

Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu

lạnh, ít mưa.

ấm, mưa nhiều.

lạnh, khô hạn.

nóng, ẩm ướt.

Câu 11:

Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.

lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.

đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.

Câu 12:

Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?

độ ẩm.

độ rắn.

độ phì.

nhiệt độ.
Câu 13:

Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển được gọi là

sinh quyển.

thổ nhưỡng.

khí quyển.

thủy quyển.

Câu 14:

Mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí là quy luật

địa đới.

đai cao.

thống nhất.

địa ô.

Câu 15:

Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do

lớp vỏ địa lí trên lục địa và đại dương không đồng nhất, luôn bị tách rời và luôn chuyển động.

các thành phần của lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi và bị phân hóa thành nhiều dạng khác nhau.

các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.

lớp vỏ địa lí được hình thành với sự góp mặt của tất cả các thành phần địa lí trong địa quyển.

Câu 16:

Trong tự nhiên, các thành phần không tồn tại và phát triển một cách cô lập là biểu hiện của quy luật

địa đới.

địa ô.

thống nhất.

đai cao.

Câu 17:

Các đai khí áp từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

Áp thấp, áp cao, áp thấp, áp cao.

Áp thấp, áp thấp, áp cao, áp cao.

Áp cao, áp thấp, áp thấp, áp cao.

Áp cao, áp cao, áp thấp, áp thấp.

Câu 18:

Các đới gió trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự nào sau đây?

Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.

Gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch.

Gió Đông cực, gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới.

Gió Mậu dịch, gió Đông cực, gió Tây ôn đới.

Câu 19:

Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo

góc chiếu của tia bức xạ mặt trời.

thay đổi tính chất của bề mặt đệm.

thời gian bề mặt đất nhận được.

chiều dày của các tầng khí quyển.
Câu 20:

Càng vào sâu trong trung tâm lục địa

nhiệt độ mùa hạ càng giảm.

nhiệt độ mùa đông càng cao.

biên độ nhiệt độ càng lớn.

góc tới mặt trời càng nhỏ.

Câu 21:

Vào mùa hạ, trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á) hút gió

Mậu dịch từ bán cầu Nam và tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.

Mậu dịch từ bán cầu Nam và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.

tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và Tín phong bán cầu Bắc.

từ Bắc Ấn Độ Dương và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.

Câu 22:

Nhận định nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

Mưa không nhiều ở vùng xích đạo.

Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

Mưa không nhiều ở hai vùng ôn đới.

Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.
Câu 23:

Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?

Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.

Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.

Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.

Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.

Câu 24:

Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

nước ngầm.

chế độ mưa.

địa hình.

thực vật.

Câu 25:

Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

Dòng biển Bra-xin.

Dòng biển Gơn-xtrim.

Dòng biển Grơn-len.

Dòng biển Đông Úc.
Câu 26:

Ở vùng địa hình dốc, đất thường không đặc điểm nào sau đây?

Tầng đất mỏng.

Dễ bị xói mòn.

Giàu dinh dưỡng.

Dễ bị bạc màu.

Câu 27:

Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?

Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Câu 28:

Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào sau đây?

Địa ô.

Địa đới.

Đai cao.

Thống nhất.
Câu 29:

Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây?

Vòng tuần hoàn của nước, đất.

Các hoàn lưu gió trên đại dương.

Các đai khí áp, đới gió trên Trái Đất.

Các vành đai đất, thực vật theo độ cao.
Câu 30:

Sự thay đổi của thảm thực vật từ đông sang tây ở vĩ tuyến 400B trên lục địa Bắc Mĩ là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?

Quy luật địa đới.

Quy luật đai cao

Quy luật địa ô.

Quy luật thống nhất.

Câu 31:

Nhận định nào sau đây không đúng với frông?

Có frông nóng và frông lạnh.

Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.

Hai bên khác biệt về nhiệt độ.

Hai bên khác biệt về nhiệt độ.

Câu 32:

Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự thay đổi của khí áp?

Độ cao.

Nhiệt độ.

Độ ẩm.

Hướng gió.

Câu 33:

Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do

bề mặt địa hình bằng phẳng.

lớp phủ thổ nhưỡng mềm.

tốc độ nước chảy nhanh.

tổng lưu lượng nước lớn.

Câu 34:

Tác động nào sau đây của con người không ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất?

Tăng cường chặt phá rừng, phá rừng bừa bãi.

Bón phân, làm thuỷ lợi, thau chua rửa mặn.

Đưa vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.

Đốt nương làm rẫy, làm nhiều vụ trong năm.

Câu 35:

Biểu hiện nào sau đây không đúng với quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?

Lượng mưa tăng làm tăng tốc độ dòng chảy sông ngòi và lượng phù sa.

Chế độ dòng chảy thay đổi khi khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt.

Càng lên vĩ độ cao, góc chiếu càng nhỏ, bức xạ Mặt Trời nhận được càng ít.

Khi thảm thực vật rừng bị phá hủy nhiều làm cho đất bị xói mòn nhiều hơn.

Câu 36:

Biểu hiện của quy luật địa đới ở Việt Nam là

ven biển phía đông là đất phèn, đất mặn còn vùng núi phía tây là đất feralit.

phía Bắc có đới rừng nhiệt đới gió mùa, phía Nam rừng cận xích đạo gió mùa.

chân núi xuất hiện rừng lá rộng, đỉnh núi là rừng lá kim và cây bụi gai.

Vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa mùa đông hơn Tây Bắc.

Câu 37:

Ở đỉnh núi có độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí sẽ là

300C.

320C.

350C.

370C.
Câu 38:

Giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt không phải là

giữ sạch nguồn nước.
sử dụng nước tiết kiệm.
trồng rừng đầu nguồn.

xả hóa chất ra sông lớn.

Câu 39:

Cho bảng số liệu:

LƯU LƯỢNG DÒNG CHẢY THÁNG TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM TẠI MỘT SỐ TRẠM THUỶ VĂN TRÊN CÁC SÔNG Ở NƯỚC TA (Đơn vị: m3/s)

Tháng

Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội trên sông Hồng

1023

906

854

1005

1578

3469

5891

6245

4399

2909

2024

1285

Yên Thượng trên sông Cả

215

169

150

147

275

419

560

918

1358

1119

561

295

Tà Lài trên sông Đồng Nai

96

59

48

71

136

317

522

826

867

730

395

200

Theo bảng số liệu, cho biết dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện lưu lượng dòng chảy tháng trung bình nhiều năm ở một số trạm thủy văn ở nước ta?

Tròn.

Kết hợp.

Miền.

Đường.

Câu 40:

Cho biểu đồ sau:

 

LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH Ở CÁC VĨ ĐỘ KHÁC NHAU TRÊN THẾ GIỚI

Theo biểu đồ, cho biết nhận định nào sau đây đúng về lượng mưa trung bình ở các vĩ độ khác nhau trên thế giới?

Lượng mưa trung bình cao nhất ở cực, thấp ở xích đạo.

Lượng mưa trung bình giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Ở 100, bán cầu Nam lượng mưa thấp hơn bán cầu Bắc.

Lượng mưa trung bình tăng dần từ xích đạo về hai cực.