Đề thi học kỳ 1 Địa lý 10 Kết nối tri thức (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?

Chí tuyến.

Xích đạo.
Cực.

Ôn đới.

Câu 2:

Frông là mặt ngăn cách giữa hai

khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.

dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.

tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.
Câu 3:

Số lượng dải hội tụ nhiệt đới trên Trái Đất là

1
2
3
4
Câu 4:

Ở Bắc bán cầu, gió Tây ôn đới thổi quanh năm theo hướng

đông bắc.

đông nam.

tây bắc.

tây nam.

Câu 5:

Nơi nào sau đây có mưa ít?

Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.

Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.

Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.
Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.
Câu 6:

Sông nào sau đây nằm trong khu vực ôn đới lạnh?

Nin.

I-ê-nit-xây. 
A-ma-dôn.

Mê Công.

Câu 7:

Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là

năng lượng gió.

năng lượng Mặt Trời.
năng lượng thuỷ triều.
năng lượng địa nhiệt.
Câu 8:

Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều

thẳng đứng.

xoay tròn.

chiều ngang.

xô vào bờ.

Câu 9:

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do

mưa.

núi lửa.

động đất.

gió.

Câu 10:

Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm

vuông góc với nhau.

thẳng hàng với nhau.

lệch nhau góc 45 độ.

lệch nhau góc 60 độ.

Câu 11:

Đặc trưng của thổ nhưỡng là

tơi xốp.

độ phì.

độ ẩm.

vụn bở.

Câu 12:

Thổ nhưỡng là lớp vật chất

tơi xốp ở bề mặt lục địa.

rắn ở bề mặt vỏ Trái Đất.

mềm bở ở bề mặt lục địa.

vụn ở bề mặt vỏ Trái Đất.

Câu 13:

Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho

sinh vật.

động vật. 
thực vật.
vi sinh vật.
Câu 14:

Lớp vỏ địa lí là

lớp vỏ cảnh quan.

lớp vỏ Trái Đất.

lớp vỏ sinh quyển.

lớp vỏ khí quyển.

Câu 15:

Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển là

giới hạn trên của tầng bình lưu.

toàn bộ khí quyển của Trái Đất.

giới hạn trên của tầng đối lưu.

giới hạn phía trên của vỏ địa lí.
Câu 16:

Theo hướng từ xích đạo về cực, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào sau đây?

Rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên.

Rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng, đài nguyên, rừng nhiệt đới.

Rừng lá rộng, đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng nhiệt đới.

Đài nguyên, rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 17:

Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật

địa đới.

địa ô.

thống nhất.

đai cao.

Câu 18:

Các vòng đai nhiệt từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

Vòng đai nóng, ôn hoà, lạnh, băng giá vĩnh cửu.

Vòng đai nóng, lạnh, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.

Vòng đai lạnh, nóng, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.

Vòng đai lạnh, nóng, băng giá vĩnh cửu, ôn hoà.

Câu 19:

Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở

bề mặt Trái Đất hấp thụ.

phản hồi vào không gian.

các tầng khí quyển hấp thụ.

phản hồi của băng tuyết.

Câu 20:

Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì

không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.

bức xạ mặt đất càng mạnh, mật độ khí càng đậm.

mật độ khí càng đậm, bức xạ mặt đất càng yếu.

bức xạ mặt đất càng yếu, không khí càng loãng.

Câu 21:

Đặc điểm của gió Tây ôn đới là

thổi theo mùa, thường gây mưa, độ ẩm rất cao.

thổi quanh năm, thường gây mưa, độ ẩm cao.

thổi quanh năm, tính chất khô nóng, gây mưa.
thổi theo mùa, khá ổn định và không gây mưa.
Câu 22:

Nơi nào sau đây có nhiều mưa?

Khu khí áp thấp.

Khu khí áp cao.

Miền có gió Mậu dịch.

Miền có gió Đông cực.

Câu 23:

Hồ và sông ngòi không có giá trị khai thác nào sau đây?

Thủy sản.

Giao thông.

Du lịch.

Khoáng sản.

Câu 24:

Sông nào sau đây ở nước ta có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất?

Sông Đồng Nai.

Sông Thái Bình.

Sông Cửu Long.

Sông Hồng.

Câu 25:

Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do

sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.

sức hút của hành tinh ở thiên hà.

hoạt động của các dòng biển lớn.

hoạt động của núi lửa, động đất.

Câu 26:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

Thành phần quan trọng nhất của đất.

Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.

Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.

Thường ở tầng trên cùng của đất.

Câu 27:

Nhận định nào sau đây không đúng với sinh quyển?

Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.

Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.

Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.
Câu 28:

Nhận định nào sau đây không đúng về vỏ địa lí?

Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực.

Lãnh thổ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau.

Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biến đổi.

Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác.
Câu 29:

Nguồn năng lượng nào là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên trên bề mặt đất?

Năng lượng hạt nhân.

Bức xạ mặt trời.

Khí nén tự nhiên.

Áp suất khí quyển.

Câu 30:

Các loại gió nào sau đây biểu hiện cho quy luật địa đới?

Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới.

Gió mùa, gió tây ôn đới, gió địa phương.

Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn.

Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực.

Câu 31:

Nhận định nào sau đây không đúng với các khối khí?

Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chất khác nhau.

Khối khí ở đại dương khác với khối khí ở trên lục địa.

Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khối khí.

Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyển.

Câu 32:

Nhận định nào sau đây không đúng với các vành đai khí áp trên Trái Đất?

Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau.

Các đai áp cao và áp thấp đối xứng qua xích đạo.

Các đai khí áp được hình thành chỉ do nhiệt lực.

Các đai khí áp bị chia cắt thành khu khí áp riêng.

Câu 33:

Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có

địa hình phức tạp.
nhiều thung lũng.
nhiều đỉnh núi cao.

độ dốc địa hình.

Câu 34:

Địa hình có tác động chủ yếu tới sự

phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu.

phân phối nhiệt độ, độ ẩm và tích tụ vật liệu.

phát triển của thực vật, đất và tích tụ vật liệu.

phát triển của sinh vật, nhóm đất và ánh sáng.

Câu 35:

Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của

ngoại lực và vũ trụ.

nội lực và con người.

vũ trụ và con người.

nội lực và ngoại lực.

Câu 36:

Điểm giống nhau giữa quy luật địa ô và quy luật đai cao là

thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo vĩ độ.

thay đổi có quy luật của thành phần tự nhiên và cảnh quan theo địa hình.

thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên, cảnh quan theo kinh độ.

phân bố không phụ thuộc vào tính chất của thành phần và cảnh quan địa lí.

Câu 37:

Hiện tượng khô hanh và rất lạnh vào đầu đông ở miền Bắc nước ta có liên quan đến hoạt động của loại gió nào dưới đây?

Gió mùa Đông Nam.

Tín Phong Bắc bán cầu.

Gió mùa Tây Nam.

Gió mùa Đông Bắc.

Câu 38:

Các sông ở duyên hải miền trung nước ta thường kéo theo lũ đến chậm hơn so với sông ngòi các vùng khác là do

mùa mưa của khu vực đến chậm hơn.

sông ngòi khu vực này nhỏ, ngắn và dốc.

thảm thực vật ở đầu nguồn còn nhiều.

nước ngầm điều hòa dòng chảy rất tốt.

Câu 39:

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MUỐI TRUNG BÌNH CỦA MỘT SỐ ĐẠI DƯƠNG TRÊN TRÁI ĐẤT

Đại dương

Nhiệt độ (0C)

Độ muối (%o)

Thái Bình Dương

19,1

34,9

Đại Tây Dương

16,9

35,5

Ấn Độ Dương

17,0

34,8

Bắc Băng Dương

0,75

31,0

Theo bảng số liệu, cho biết đại dương nào sau đây có nhiệt độ cao nhất?

Thái Bình Dương.

Ấn Độ Dương.

Bắc Băng Dương.

Đại Tây Dương.

Câu 40:

Cho biểu đồ sau:

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG CỦA SÔNG HỒNG TẠI TRẠM HÀ NỘI NĂM 2020

Theo biểu đồ, cho biết lưu lượng nước trung bình năm của trạm sông Hồng là

3236,6 m3/s.

2363,6 m3/s.

3263,6 m3/s.

3633,6 m3/s.