Đề thi học kỳ 1 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo (Song song) (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố hoá học có giá trị bằng

số hạt proton trong hạt nhân.

số hạt neutron trong hạt nhân.

số hạt trong nhân nguyên tử.
tổng số hạt mang điện trong nguyên tử.
Câu 2:

Số thứ tự của chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học cho ta biết thông tin nào?

Số lớp electron trong nguyên tử.

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Số điện tích hạt nhân của nguyên tử.
Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử.
Câu 3:

Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?

Chỉ từ 1 nguyên tố.

Chỉ từ 2 nguyên tố.

Chỉ từ 3 nguyên tố.

Từ 2 nguyên tố trở lên.
Câu 4:

Trong các hợp chất sau: CaO, H2O, HCl, CO, hợp chất ion là

CaO.
H2O.
HCl.
CO.
Câu 5:

Tần số dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra

càng trầm.
càng vang xa.

càng to.

càng bổng.

Câu 6:

Ta nghe được tiếng vang của âm thanh khi

âm thanh phát ra phải gặp vật cản.

âm truyền đến vật cản dội lại và đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.

âm thanh phát ra phải rất lớn.

âm thanh phải truyền thẳng và không gặp vật cản.

Câu 7:

Yếu tố nào quyết định để tạo vùng tối không hoàn toàn?

Nguồn sáng hẹp.

Nguồn sáng rộng.

Màn chắn sáng ở xa nguồn sáng.

Màn chắn sáng ở gần nguồn sáng.

Câu 8:

Trường hợp nào sau đây có xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán ánh sáng?

Nhìn vào gương chiếu hậu của ô tô thấy ảnh của các phương tiện giao thông ở phía sau.

Nhìn vào gương đặt trong hầm gửi xe thấy được ảnh của vác vật ở góc khuất.

Nhìn vào mặt Hồ Gươm phẳng lặng thấy ảnh của Tháp rùa.

Nhìn vào mặt nước Hồ Tây lăn tăn gợn sóng ta thấy hình ảnh của các vật ở xung quanh hồ bị méo mó.

Câu 9:

Thiết bị “bắn tốc độ” dùng để xác định

thời gian các phương tiện giao thông di chuyển.

tốc độ trung bình của phương tiện giao thông trên toàn bộ quãng đường di chuyển.

tốc độ của các phương tiện giao thông trong khoảng thời gian sử dụng thiết bị.

quãng đường phương tiện giao thông đã di chuyển được.

Câu 10:

Một vật chuyển động càng nhanh khi

quãng đường đi được càng lớn.

thời gian chuyển động càng ngắn.

tốc độ chuyển động càng lớn.

quãng đường đi được trong 1 giây càng ngắn.

Câu 11:

Chọn chất thích hợp hoàn thành phương trình quang hợp sau:

 

 

Cellulose.
Carbon dioxide.                    

Hydrogen.

Saccharose.
Câu 12:

Ở thực vật, hô hấp tế bào tạo ra chất khí nào sau đây?

Oxygen.

Nitrogen.                          

Carbon dioxide.

Metan.
Câu 13:

Ở thực vật, sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua

tế bào khí khổng ở lá cây.

tế bào mô phân sinh của lá cây.

tế bào lông hút ở rễ cây.

tế bào mô mềm ở lá cây.

Câu 14:

Dòng đi xuống trong cây là

dòng vận chuyển các chất hữu cơ do lá tổng hợp được đến các cơ quan khác nhờ mạch gỗ.

dòng vận chuyển các chất hữu cơ do lá tổng hợp được đến các cơ quan khác nhờ mạch rây.

dòng vận chuyển nước và muối khoáng do rễ hấp thụ được đến các cơ quan khác nhờ mạch gỗ.

dòng vận chuyển nước và muối khoáng do rễ hấp thụ được đến các cơ quan khác nhờ mạch rây.

Câu 15:

Hiện tượng rễ cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

tính hướng tiếp xúc.

tính hướng sáng.

tính hướng nước.

tính hướng hóa.

Câu 16:

Vai trò của tập tính là

giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.

giúp cho sinh vật thay đổi hình thái chống lại các kích thích của môi trường.                          

giúp sinh vật nhận ra đồng loại của mình.

Cả 3 đáp án trên.