Đề thi học kỳ 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức (Nối tiếp) (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

Kĩ năng quan sát, phân loại.

Kĩ năng liên kết tri thức.

Kĩ năng dự báo.

Kĩ năng đo.

Câu 2:

Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu hóa học là

N.

S.
Na.
Si.
Câu 3:

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

electron và neutron.

proton và neutron.

neutron và electron.

electron, proton và neutron.

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây sai?

Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

Hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

Hợp chất được phân loại thành hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.

Đơn chất được phân loại thành kim loại và phi kim.

Câu 5:

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được sắp xếp theo chiều 

tăng dần của khối lượng nguyên tử.

tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

tính phi kim tăng dần.

tính kim loại tăng dần.

Câu 6:

Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là

CO2.
CO2.
CO2.
Co2.
Câu 7:

Phát biểu nào sau đây sai?

Liên kết ion được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Liên kết cộng hóa trị được tạo nên do sự dùng chung một hay nhiều electron.

Nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài cùng bền vững (8 electron).

Khi tham gia liên kết hóa học, các nguyên tử đạt được lớp electron ngoài cùng bền vững giống khí hiếm.

Câu 8:

Silicon dioxide có công thức hóa học là SiO2 là thành phần chính của cát thạch anh. Hóa trị của Si trong silicon dioxide là (biết trong silicon dioxide O có hóa trị II)

II.
III.
IV.
V.
Câu 9:

Tốc độ của vật phụ thuộc vào

quãng đường

thời gian.

khối lượng vật chuyển động.

quãng đường và thời gian vật chuyển động.

Câu 10:

Em hãy quan sát đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây và cho biết phát biểu nào đúng?

 

Vật không chuyển động.

Vật chuyển động với tốc độ không đổi.

Trên quãng đường đi, có lúc vật dừng chuyển động.

Vật chuyển động với tốc độ thay đổi liên tục.

Câu 11:

Dụng cụ thường dùng để đo tốc độ trên các phương tiện giao thông là

đồng hồ bấm giây.

tốc kế.

đồng hồ thời gian hiện số.

thước đo độ dài và đồng hồ bấm giây.

Câu 12:

Khi ta thổi còi, bộ phận dao động là

vỏ còi.

không khí trong còi.

quả bóng trong còi.

khe hở trên còi.
Câu 13:

Trường hợp nào sau đây liên quan đến hiện tượng phản xạ âm?

Nói chuyện điện thoại.

Nghe radio.

Sử dụng loa trong hội trường lớn.

Đo độ sâu đáy biển bằng siêu âm.

Câu 14:

Có 4 âm A, B, C, D với tần số tương ứng là 587 Hz; 261 Hz; 698 Hz; 440 Hz. Em hãy sắp xếp các âm trên theo thứ tự âm thanh phát ra cao dần.

B – D – A – C.

D – B – A – C. 

A – B – C – D.

C – A – D – B.

Câu 15:

Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt năng trong trường hợp nào sau đây?

Làm muối.

Phơi khô quần áo.

Làm khô thóc đang phơi.

Cả A, B, C.

Câu 16:

Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt vật nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng?

Một tờ giấy.
Pha đèn xe máy.

Một tấm rèm nhung.                  

Lá cây.