Đề thi học kỳ 1 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức (Nối tiếp) (Đề 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khẳng định nào dưới đây không đúng?

Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.

Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.

Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, … về các sự vật, hiện tượng.

Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 2:

Copper và carbon là các

hợp chất.

hỗn hợp.

nguyên tử khối.

nguyên tố hóa học.
Câu 3:

Nguyên tử là

hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.

hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích âm.

hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương.

hạt có kích thước gần như hạt cát, không mang điện.

Câu 4:

Đơn chất là những chất được tạo thành từ

một nguyên tử.

2 nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.

một nguyên tố hóa học.

hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học.

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Các nguyên tố khí hiếm nằm ở giữa bảng tuần hoàn.

Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.

Các nguyên tố phi kim tập trung nhiều ở các nhóm VA, VIA, VIIA.

Các nguyên tố lanthanide và các nguyên tố actinide được xếp riêng thành hai hàng ở đầu bảng.

Câu 6:

Đơn chất nitơ (nitrogen) bao gồm các phân tử chứa 2 nguyên tử nitơ. Công thức hóa học của đơn chất này là

N.
N2.    
N2.    
N2.
Câu 7:

Số electron lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm là

1 electron.
2 electron.
8 electron (riêng He có 2 electron).

6 electron (riêng He có 2 electron).

Câu 8:

Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử methane.

 

Hóa trị của carbon trong hợp chất methane là

 

IV.
III.
II.
I.
Câu 9:

Ta không thể so sánh vật này chuyển động nhanh hay chậm so với vật kia khi chỉ so sánh

độ dài quãng đường mà mỗi vật đi được.

thời gian đi được cùng một quãng đường của hai vật.

độ dài quãng đường mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian.

tốc độ của hai vật.

Câu 10:

Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta xác định được thông tin nào sau đây?

Tốc độ chuyển động.

Thời gian chuyển động.

Quãng đường chuyển động.

Cả A, B và C.

Câu 11:

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?

Thước thẳng và đồng hồ bấm giây.

Cổng quang điện.

Đồng hồ bấm giây.

Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.

Câu 12:

Tiếng đàn không thể truyền được trong

khí neon.

tường.

chuông đã hút chân không.

dung dịch nước đường.
Câu 13:

Vật phản xạ âm tốt là vật có bề mặt

phẳng và mềm.

gồ ghề và mềm.

nhẵn và cứng.

mấp mô và cứng.

Câu 14:

Ta nghe được âm càng to khi

tần số âm càng lớn.

tần số âm càng nhỏ.

biên độ âm càng lớn.

biên độ âm càng nhỏ.

Câu 15:

Trong các hình sau đây, hình nào biểu diễn chùm sáng phân kì?

Hình a.

Hình b.
Hình c.
Hình d.
Câu 16:

Với điều kiện nào sau đây thì một mặt phẳng được coi là một gương phẳng?

Bề mặt hấp thụ tốt ánh sáng chiếu tới nó.

Bề mặt sần sùi.

Mặt rất phẳng.

Bề mặt nhẵn bóng, phản xạ tốt ánh sáng chiếu tới nó.