Đề thi học kỳ 2 Địa lý 10 Cánh diều (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Biên độ nhiệt độ năm lớn nhất ở

xích đạo.
chí tuyến.

vòng cực.

cực.
Câu 2:

Càng về vĩ độ cao

nhiệt độ trung bình năm càng lớn.

biên độ nhiệt độ của năm càng cao.

góc chiếu của tia mặt trời càng lớn.

thời gian có sự chiếu sáng càng dài.

Câu 3:

Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của

bức xạ mặt trời.
bức xạ mặt đất.
lớp vỏ Trái Đất.

lớp manti trên.

Câu 4:

Gió Mậu dịch thổi từ áp cao 

chí tuyến về ôn đới.
cực về ôn đới.
chí tuyến về xích đạo.

cực về xích đạo.

Câu 5:

Nơi có ít mưa thường là ở

xa đại dương.
gần đại dương.
khu vực khí áp thấp.
trên dòng biển nóng.
Câu 6:

Nguồn gốc hình thành băng là do 

tuyết rơi.

mưa lớn.

sương mù.

giá rét.

Câu 7:

Băng tuyết khá phổ biến ở vùng 

hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.

ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.

hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.

Câu 8:

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do

mưa.

núi lửa.

động đất.

gió.
Câu 9:

Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm

vuông góc với nhau.

thẳng hàng với nhau.

lệch nhau góc 45 độ.

lệch nhau góc 60 độ.
Câu 10:

Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày

trăng tròn và không trăng.

trăng khuyết và không trăng.

trăng khuyết và trăng tròn.

không trăng và có trăng.
Câu 11:

Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho

sinh vật.

động vật.

thực vật.

vi sinh vật.

Câu 12:

Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.

lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.

đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.

Câu 13:

Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?

độ ẩm.
độ rắn.
độ phì.
nhiệt độ.
Câu 14:

Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là

đáy thềm lục địa.

độ sâu khoảng 5000m.

độ sâu khoảng 8000m.

đáy vực thẳm đại dương.

Câu 15:

Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật nào sau đây?

Quy luật thống nhất.

Quy luật địa đới.

Quy luật nhịp điệu.

Quy luật phi địa đới.

Câu 16:

Quy luật địa đới là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo

vĩ độ.
độ cao.
kinh độ.
các mùa.
Câu 17:

Nằm giữa các vĩ tuyến 300B và 300N là vòng đai nào dưới đây?

Vòng đai băng giá vĩnh cửu.

Vòng đai lạnh.

Vòng đai nóng.

Vòng đai ôn hòa.

Câu 18:

Sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao là biểu hiện rõ nhất của quy luật nào dưới đây?

Quy luật đai cao.
Quy luật địa ô.
Quy luật địa đới.

Quy luật địa mạo.

Câu 19:

Nhiệt độ không khí không thay đổi theo

độ cao địa hình.

độ dốc địa hình.

hướng sườn núi.

hướng dãy núi.

Câu 20:

Khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt cơ bản về

tính chất vật lí.

thành phần ô-xy.

tốc độ di chuyển.

độ dày và hướng.
Câu 21:

Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam?

Cực.

Ôn đới.

Chí tuyến.
Xích đạo.
Câu 22:

Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành

frông lạnh.
frông nóng.
dải hội tụ nhiệt đới.
khu áp cao.
Câu 23:

Nguồn cung cấp nước cho sông ở hoang mạc chủ yếu là

nước mặt. 
nước ngầm.
băng tuyết.
nước mưa.
Câu 24:

Hồ và sông ngòi không có giá trị khai thác nào sau đây?

Thủy sản.

Giao thông.

Du lịch.

Khoáng sản.

Câu 25:

Các dòng biển ở vùng gió mùa thường có đặc điểm

đổi chiều theo mùa.

chảy về hướng tây.

nóng lạnh thất thường.

chảy về hướng đông.

Câu 26:

Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là

cung cấp chất hữu cơ.

cung cấp chất vô cơ.

tạo các vành đai đất.

làm phá hủy đá gốc.

Câu 27:

Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố các vành đai thực vật thông qua

nhiệt độ và độ ẩm.

độ ẩm và lượng mưa.

lượng mưa và gió.

độ ẩm và khí áp.

Câu 28:

Biểu hiện về sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển là

mưa lớn, mang lại nguồn nước dồi dào thúc đẩy sinh vật phát triển xanh tốt hơn.

ở xích đạo ẩm và lượng mưa lớn mang lại nguồn nước dồi dào cho các con sông.

nhiệt độ và độ ẩm lớn thúc đẩy quá trình phá hủy đá, hình thành đất nhanh hơn.

diện tích rừng đầu nguồn thu hẹp sẽ gia tăng các thiên tai lũ quét, lở đất vùng núi.

Câu 29:

Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố của các đối tượng địa lí không theo

địa hình.

lục địa.

đại dương.

vĩ độ.
Câu 30:

Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi theo kinh độ của

thổ nhưỡng.

địa hình.

thực vật.

sông ngòi.

Câu 31:

Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất không phụ thuộc chủ yếu vào

sự thay đổi của các vĩ độ địa lí.

bờ đông và bờ tây các lục địa.

độ dốc và hướng phơi sườn núi.

các bán cầu Đông, bán cầu Tây.

Câu 32:

Gió phơn ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng nào ở nước ta?

Đông Bắc.

Bắc Trung Bộ.

Tây Bắc.

Tây Nguyên.

Câu 33:

Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

Mức độ bốc hơi.

Đặc điểm địa hình.

Lớp phủ thực vật.

Số lượng sinh vật.
Câu 34:

Yếu tố khí hậu nào sau đây không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Nhiệt độ.

Nước.

Ánh sáng.

Độ ẩm.

Câu 35:

Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý đến vấn đề nào sau đây?

Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt nên cần bảo vệ.

Các thành phần của lớp vỏ địa lí có thể gây phản ứng dây chuyền với nhau.

Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của vỏ địa lí cùng lúc.

Hạn chế việc tác động của con người vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.

Câu 36:

Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do

các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.

sự phân bố đất liền, biển và đại dương.

các vành đai đảo, quần đảo ven các biển.

các loại gió thổi lớn theo chiều vĩ tuyến.

Câu 37:

Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do

các khu khí áp cao hoạt động quanh năm.

các dòng biển lạnh ở cả hai bờ đại dương.

có gió thường xuyên và gió mùa thổi đến.

có nhiều khu vực địa hình núi cao đồ sộ.

Câu 38:

Các sông ở duyên hải miền trung nước ta thường kéo theo lũ đến chậm hơn so với sông ngòi các vùng khác là do

mùa mưa của khu vực đến chậm hơn.

sông ngòi khu vực này nhỏ, ngắn và dốc.

thảm thực vật ở đầu nguồn còn nhiều.

nước ngầm điều hòa dòng chảy rất tốt.

Câu 39:

Cho bảng số liệu:

LƯU LƯỢNG DÒNG CHẢY THÁNG TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM TẠI MỘT SỐ TRẠM THUỶ VĂN TRÊN CÁC SÔNG Ở NƯỚC TA (Đơn vị: m3/s)

Tháng

Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội trên sông Hồng

1023

906

854

1005

1578

3469

5891

6245

4399

2909

2024

1285

Yên Thượng trên sông Cả

215

169

150

147

275

419

560

918

1358

1119

561

295

Tà Lài trên sông Đồng Nai

96

59

48

71

136

317

522

826

867

730

395

200

Theo bảng số liệu, cho biết tổng lưu lượng dòng chảy của trạm Yên Thượng là

31588 m3/s.

6186 m3/s.

4267 m3/s.

2632 m3/s.

Câu 40:

Cho biểu đồ sau:

 

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC

Theo biểu đồ, cho biết nhận định nào sau đây đúng về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm ở bán cầu Bắc?

Biên độ nhiệt năm tăng dần từ xích đạo về hai cực.

Biên độ nhiệt năm giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Nhiệt độ trung bình năm tăng dần theo vĩ độ địa lí.

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở vùng xích đạo.