Đề thi học kỳ 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (Nối tiếp) (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho

thân và rễ cây Hai lá mầm to ra.

thân và rễ cây Một lá mầm dài ra.

lóng của cây Một lá mầm dài ra.

cành của cây Hai lá mầm dài ra.

Câu 2:

Hoạt động cảm ứng có vai trò nào sau đây đối với cơ thể sinh vật? 

Giúp cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống.

Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại.

Giúp sinh vật tăng kích thước và khối lượng, hoàn thiện các chức năng sống.

Giúp sinh vật tăng số lượng cá thể, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Câu 4:

Giống gà ri có khối lượng tối đa đạt được là 2,5 kg. Ví dụ này chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

Đặc điểm loài.

Nhiệt độ.

Ánh sáng.

Dinh dưỡng.

Câu 5:

Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì và thuộc loại tập tính nào ở động vật?

Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.

Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.

Mục đích thu hút con mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.

Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính di cư.

Câu 6:

Trong thân cây, mạch rây có vai trò

vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.

vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.

vận chuyển các chất hữu cơ từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.

vận chuyển nước và muối khoáng được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.

Câu 7:

Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật nhằm

biến đổi kích thích của môi trường.

trả lời kích thích của môi trường.

phát tán kích thích của môi trường.

điều tiết kích thích của môi trường.

Câu 8:

Vì sao người ta có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng?

Vì thức ăn của ong mắt đỏ là các loài sâu hại.

Vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào trong trứng của các loài sâu hại.

Vì ong mắt đỏ có tập tính nửa kí sinh trong cơ thể sâu hại.

Vì ong mắt đỏ có tập tính trích nọc độc tiêu diệt côn trùng.

Câu 9:

Khi đi ra vườn, Lan thấy mỗi lần chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại nhanh chóng cụp xuống. Hiện tượng này là

sự sinh trưởng của cây.

sự phát triển của cây.

sự cảm ứng của cây.

sự sinh sản của cây.

Câu 10:

Phát biểu nào không đúng khi nói về điều khiển sự sinh sản ở sinh vật? 

Ở thực vật, có thể sử dụng hormone để kích thích sự ra hoa sớm.

Ở một số động vật, có thể tiêm hormone để thúc đẩy sự chín và rụng nhiều trứng.

Ở động vật, chỉ có thể điều khiển sinh sản theo hướng điều khiển số con.

Có thể điều chỉnh các yếu tố môi trường để điều khiển sự sinh sản ở thực vật.

Câu 11:

Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?

Cơ thể tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng qua da.

Hệ vận động và hệ tuần hoàn tăng cường hoạt động.

Sinh vật chủ động giảm kích thước và khối lượng cơ thể.

Các hoạt động sống của sinh vật đều bị ảnh hưởng.

Câu 12:

Thụ tinh ở thực vật là quá trình kết hợp giữa

giao tử đực với giao tử cái hình thành hợp tử.

tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành phôi.

tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong cơ thể của con cái.

tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong trứng đã thụ tinh.

Câu 13:

Cơ thể người thường bổ sung nước qua

thức ăn và đồ uống.

thức ăn và trái cây.

sữa và trái cây.

thức ăn và sữa.

Câu 14:

Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?

Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.

Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.

Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.

Cây táo non phát triển từ hạt.

Câu 15:

Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích

hạn chế sâu bệnh hại.

xua đuổi chim phá hoại mùa màng.

tô điểm cho ruộng nương.

hạn chế sự phá hoại của con người.

Câu 16:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, sự biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển không qua biến thái.

Quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.