Đề thi minh họa ĐGNL Khoa học tự nhiên - Bộ Công an có đáp án (Mã bài thi CA1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Vận tốc của vật rơi tự do phụ thuộc vào thời gian được biểu diễn theo dạng đồ thị nào sau đây?

A. Vận tốc của vật rơi tự do phụ thuộc vào thời gian được biểu diễn theo dạng đồ thị nào sau đây? (ảnh 1)

B.

Vận tốc của vật rơi tự do phụ thuộc vào thời gian được biểu diễn theo dạng đồ thị nào sau đây? (ảnh 2)

C.

Vận tốc của vật rơi tự do phụ thuộc vào thời gian được biểu diễn theo dạng đồ thị nào sau đây? (ảnh 3)

D.

Vận tốc của vật rơi tự do phụ thuộc vào thời gian được biểu diễn theo dạng đồ thị nào sau đây? (ảnh 4)
Câu 2:

Kính lúp dụng cụ quang học thường được sử dụng trong công tác khám nghiệm   hiện trường. Khi thu thập dấu vết hiện trường bằng kính lúp, tính chất của ảnh thu được là

A. ảnh ngược chiều, lớn hơn vật.

B. ảnh cùng chiều, lớn hơn vật.

C. ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật.

D. ảnh ngược chiều, nhỏ hơn vật.
Câu 3:
Laze không được sử dụng trong thiết bị nào sau đây?

A. Máy ngắm đường thẳng trong trắc địa.

B. Máy bắn tốc độ giao thông.

C. Máy soi hành sân bay.

D. Đầu đọc đĩa CD/VCD.

Câu 4:

Trong khoảng thời gian 6 giờ có 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng         xạ bị phân rã. Chu bán của đồng vị đó

A. 8 giờ.
B. 4 giờ.
C. 3 giờ.

D. 12 giờ.

Câu 5:

Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 20 mH và tụ điện điện dung C. Trong mạch đang dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện          i = 0,2cos(2.103t) (i tính bằng A, t tính bằng s). Ở thời điểm cường độ dòng điện trong mạch bằng một nửa cường độ dòng điện cực đại thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có độ lớn bằng

A.   33V

B. 23V

C. 63V

D. 43V

Câu 6:

Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp dao   động cùng pha được đặt tại A B. Điểm M trên mặt nước dao động với biên độ cực đại  và MB – MA = 8 cm. Biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s và tần số sóng nằm trong khoảng từ 18 Hz đến 21 Hz. Điểm M nằm trên đường cực đại bậc:

A. 4.          

B. 2.
C. 3.

D. 5.

Câu 7:

Trong thí nghiệm I–âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng sử dụng là nguồn đơn sắc có bước sóng λ. Tại điểm M trên màn quan sát, ta thu được vân sáng bậc k. Khi tăng hoặc giảm khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát một đoạn D (sao cho màn quan sát vẫn song song với màn chứa hai khe và vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi) thì tại M vân sáng tương ứng với bậc k1 bậc k2. Mối liên hệ giữa k, k1 k2:

A. k=k1+k22

B. k=k1k22

C. k=121k11k2

D. k=121k1+1k2

Câu 8:

Trong một thí nghiệm về dao động, ta treo một vật nặng vào đầu dưới của lò xo nhẹ và kích thích cho hệ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào điểm treo biến đổi theo thời gian như hình vẽ bên. Lấy g = 10 m/s2. Khối lượng của quả nặng là:

Trong một thí nghiệm về dao động, ta treo một vật nặng vào đầu dưới của lò xo nhẹ và kích thích cho hệ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào điểm treo biến đổi theo thời gian như hình vẽ bên. Lấy g = 10 m/s2. Khối lượng của quả nặng là:  (ảnh 1)
A. 0,2 kg.
B. 0,1 kg.
C. 0,3 kg.

D. 0,4 kg.

Câu 9:

Đặt điện áp u=U2cosωtV  (U và w không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Dùng vôn kế lí tưởng mắc vào hai đầu L. Khi L = L1 thì số chỉ vôn kế là U1, độ lệch pha của u và i là φ1 mạch AB tiêu thụ công suất P1 . Khi L = L2 thì số chỉ vôn kế là U2, độ lệch pha của u Iφ2  và mạch AB tiêu thụ công suất P2. Nếu  φ+2φ1=π2và  U1 = 3 U2 thì tỉ số P2P1  

A. 19 .         

B. 9. 
C. 3.

D. 13 .

Câu 10:

Một khối đồng kim loại hình trụ đường kính 5 cm, chiều dài 30 cm cần được mạ vàng với chiều dày lớp mạ 5,0 μm. Cho biết: cường độ dòng điện đi qua bể mạ là 3,0 A; dung dịch trong bể mạ là Au(NO3)3; hiệu suất điện phân là 100%; khối lượng riêng của Au bằng 19,3 g/cm3; hằng số Faraday F = 96500 C/mol. Thời gian cần để mạ khối kim loại trên là

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: N = 14; O = 16; Au = 197.)

A. 13,40 phút.     
B. 37,11 phút.

C. 40,20 phút.

D. 38,66 phút.

Câu 11:

Tinh thể chất X không màu, tan tốt trong nước, không bị phân hủy khi đốt nóng. Khi đốt chất X trên ngọn lửa không màu, ngọn lửa có màu vàng. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch nước brom thu được dung dịch Y. Thêm vài mảnh Cu vào dung dịch Y thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Chất X có thể là

A. NaNO3. 
B. NaNO2. 

C. NaI.

D. KNO2.

Câu 12:

Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 30 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X bởi lượng vừa đủ dung dịch HNO3 10%, thu được dung dịch Y và 3,36 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn Y, lấy chất rắn thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 36 gam chất rắn Z. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch Y là

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; Fe = 56.)

A. 4,64%.
B. 4,62%.
C. 6,91%.

D. 8,99%.

Câu 13:

Bột ngọt (còn được gọi là mì chính - được sử dụng làm gia vị) là muối mononatri của axit glutamic. Công thức cấu tạo thu gọn của mononatri glutamat

A. NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa

B. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa

C. HOOC-CH2-CH(NH2)-COONa

D. HOOC-CH2-CH(NH2)-CH2-COONa

Câu 14:

Trong thiết bị đo nồng độ cồn có trong khí thở, xảy ra phản ứng hoá học sau:

CrO3 (màu đỏ đậm) + C2H5OH → Cr2O3 (màu lục tối) + CH3COOH + H2O

Một lái xe thổi 50 ml khí thở vào máy đo nồng độ cồn, thấy tạo ra 0,0608 miligam chất rắn màu lục tối. Nồng độ cồn có trong khí thở của lái xe đó là

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Cr = 52.)

A. 0,368 miligam/lít.      

B. 0,736 miligam/lít.

C. 1,104 miligam/lít.

D. 0,552 miligam/lít.

Câu 15:

Cho các nhận xét sau:

(1) “Nước đá khô” được dùng làm chất bảo quản hoa, quả, thực phẩm có thành phần chính là H2O.

(2) Phenol là chất rắn không màu, tan nhiều trong nước lạnh.

(3) Dung dịch fomon được dùng để ngâm mẫu động vật (làm tiêu bản) chứa HCHO có nồng độ 37 - 40%.

(4) Thuỷ phân etyl axetat trong môi trường axit, để nguội hỗn hợp sau phản ứng tách thành hai lớp.

(5) Khi bị suy nhược cơ thể, bệnh nhân thường được truyền dung dịch glucozơ 5% để nhanh phục hồi.

(6) Các amino axit Gly, Ala, Lys là chất rắn, tan tốt trong nước tạo thành dung dịch làm đổi màu quỳ tím.

Số nhận xét đúng

A. 4. 

B. 5.                               

C. 3.                               

D. 6.

Câu 16:

Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi axit malonic (HOOC−CH2−COOH) với hai ancol no, mạch hở, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi ancol no, mạch hở ba chức với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết pi). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm X và Y cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc) thu được 6,048 lít CO2 (đktc). Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,09 mol A cần vừa đủ 84 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được hai muối (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và a gam hỗn hợp Z gồm ba ancol. Giá trị của a là

(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23.)

A. 8,70.
B. 6,60.
C. 4,68.

D. 12,12.

Câu 17:

Tế bào của cơ thể sinh vật nào sau đây không chứa các bào quan có màng bao bọc?

A. Vi khuẩn.

B. Động vật.

C. Thực vật.

D. Nấm.

Câu 18:

Người ta thực hiện thí nghiệm tách tim ếch nguyên vẹn ra khỏi lồng ngực của nó và cho vào dung dịch sinh lí (dung dịch Ringer) được cung cấp đủ ôxi và giữ ở nhiệt độ thích hợp. Dự đoán và giải thích nào sau đây đúng?

A. Tim ếch vẫn đập bình thường một thời gian vì nút xoang nhĩ của tim có khả năng phát nhịp tự động.

B. Tim ếch vẫn đập bình thường một thời gian vì bó His và mạng Puôckin có khả năng phát xung tự động, nhịp nhàng và lan tỏa ra toàn bộ khối cơ tim.

C. Tim ếch ngừng đập vì tim không còn sự liên hệ với hệ thần kinh của cơ thể.

D. Tim ếch ngừng đập vì không có dòng máu đến nuôi dưỡng các tế bào cơ tim.

Câu 19:

Từ một cây ban đầu có kiểu gen quý hiếm, bằng cách nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra một lượng lớn cây trồng có kiểu gen giống với cây ban đầu?

A. Áp dụng công nghệ tế bào.

B. Áp dụng kĩ thuật chuyển gen.

C. Gây đột biến.

D. Cho lai với một cây khác cùng loài.

Câu 20:

Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng có bao nhiêu đặc điểm chung trong số các đặc điểm sau đây?

I. Đều có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

II. Đều có thể làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào.

III. Đều có thể làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể.

IV. Đều không làm thay đổi nhóm gen liên kết trên nhiễm sắc thể.

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 21:

Ở một loài chim, thực hiện phép lai P: ♂ mắt đen, lông vằn × ♀ mắt đỏ, lông nâu, thu được F1 gồm toàn cá thể mắt đỏ, lông vằn. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ: 6 ♂ mắt đỏ, lông vằn : 2 ♂ mắt đen, lông vằn : 3 ♀ mắt đỏ, lông vằn : 3 ♀ mắt đỏ, lông nâu : 1 ♀ mắt đen, lông vằn : 1 ♀ mắt đen, lông nâu. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về tính trạng màu mắt và màu lông là đúng?

I. Tính trạng màu lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.

II. Ở F2, các cá thể đực mắt đen, lông vằn đều có kiểu gen giống nhau.

III. Cho tất cả các cá thể mắt đỏ, lông vằn ở F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ 2 ♂ : 1 ♀.

IV. Có tối đa 21 kiểu gen ở loài chim này.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến và nhân tố di – nhập gen có bao nhiêu đặc điểm chung trong số các đặc điểm sau đây?

I. Đều làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

II. Có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

III. Có thể làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.

IV. Có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 23:
Phát biểu nào sau đây về sự phân bố cá thể của quần thể là sai?

A. Kiểu phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít gặp nhất.

C. Kiểu phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

C. Kiểu phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

D. Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 24:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi và mối quan hệ vật kí sinh - sinh vật chủ?

I. Trong cả hai mối quan hệ này đều có một loài có lợi và một loài bị hại.

II. Kích thước vật ăn thịt thường lớn hơn kích thước con mồi.

III. Vật ăn thịt giết chết con mồi, vật kí sinh thường giết chết vật chủ.

IV. Số lượng vật kí sinh thường nhiều hơn vật chủ.

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.