Đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia môn hóa học năm 2019 (Đề số 5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt, mất nhãn: NaCl, HCl, NaHSO4, Na2CO3 là:
A. KNO3.
B. NaOH.
C. BaCl2.
D. NH4Cl.
Chất nào trong các chất sau đây có lực bazơ lớn nhất:
A. Amoniac.
B. Etylamin.
C. Anilin.
D. Đimetylamin.
Oxi nào sau đây tác dụng với H2O tạo hỗn hợp axit?
A. SO2.
B. CrO3.
C. P2O5.
D. SO3.
Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là:
A. CnH2nO (n ≥ 3).
B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2n+2O (n ≥ 3).
D. CnH2nO2 (n ≥ 2).
Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa?
A. AlCl3.
B. H2SO4.
C. HCl.
D. NaCl.
Cho các phương trình phản ứng sau (X, Y, Z, T là kí hiệu của các chất):
X + NaOH Y + Z
Y(r) + 2NaOH(r) T + 2Na2CO3
C2H4 + T C2H6
Chất X là:
A. HCOOH.
B. (COOH)2.
C. HCOOCH3.
D. HOOC-COONa.
Trong các gluxit: glucozơ, fructozơ, tinh bột, saccarozơ có bao nhiêu chất vừa có phản ứng tráng bạc vừa có khả năng làm mất màu nước brom?
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Cho các phát biểu:
(1) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc nhờ xúc tác của enzim.
(2) Nhỏ vài giọt dung dịch axit nitric đặc vào ống nghiệp đựng dung dịch lòng trắng trứng (anbumin) thì có kết tủa vàng.
(3) Hemoglobin của máu là protein dạng hình cầu.
(4) Dung dịch protein có phản ứng màu biure.
(5) Protein đông tụ khi đun nóng.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Tổng hợp polietilen từ etilen bằng phản ứng:
A. Crackinh.
B. Trùng hợp.
C. Trùng ngưng.
D. Thủy phân.
Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 tác dụng hết với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 17,6.
B. 8,2.
C. 9,2.
D. 16,2.
Ancol etylic và phenol đều có phản ứng với:
A. CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng).
B. Nước Brom.
C. Na.
D. NaOH.
Trong nhóm halogen, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân từ flo đến iot thì:
A. Độ âm điện tăng dần.
B. Bán kính nguyên tử giảm dần.
C. Tính oxi hóa giảm dần.
D. Tính khử giảm dần.
Cho cân bằng hóa học (trong bình kín) sau:
N2(khí) + 3H2(khí) 2NH3 ;
H= -92kJ/mol
Trong các yếu tố:
(1) Thêm một lượng N2 hoặc H2;
(2) Thêm một lượng NH3;
(3) Tăng nhiệt độ của phản ứng;
(4) Tăng áp suất của phản ứng;
(5) Dùng thêm chất xúc tác.
Có bao nhiêu yếu tố làm cho tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng lên?
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Để sản xuất 10 lít C2H5OH 46o(d = 0,8 gam/ml) cần dùng bao nhiêu kg tinh bột, biết hiệu suất của cả quá trình sản xuất là 80%?
A. 16,2 kg.
B. 8,62 kg.
C. 8,1kg.
D. 10,125 kg.
Cặp chất có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:
A. Br2 + dung dịch FeCl2.
B. KHSO4 + dung dịch BaCl2.
C. Fe2O3 + dung dịch HNO3 đặc, nóng.
D. Al(OH)3 + dung dịch H2SO4 đặc nguội.
Khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao, thu được m gam Fe và 6,72 lít CO2 (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 16,8.
B. 11,2.
C. 5,60.
D. 2,80.
Hiđro hóa hoàn toàn 47,6 gam anđehit acrylic bằng H2 dư (có Ni xúc tác, đun nóng), thu được m gam ancol. Giá trị của m là:
A. 50,6.
B. 72,8.
C. 51,0.
D. 72,4.
Từ 3 α-amino axit: glyxin, alanin, valin có thể tạo ra mấy tripeptit mạch hở trong đó có đủ cả 3 α-amino axit?
A. 4.
B. 6.
C. 3.
D. 2.
Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48.
B. 3,36.
C. 6,72.
D. 2,24.
Polime nào sau đây là polime tổng hợp?
A. Thủy tinh hữu cơ Plexiglas.
B. Tinh bột.
C. Tơ visco.
D. Tơ tằm.
Điện phân dung dịch chứa 23,4 gam muối ăn (với điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được 2,5 lít dung dịch có pH = 13. Phần trăm muối ăn bị điện phân là:
A. 62,5%.
B. 65%.
C. 70%.
D. 80%.
Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta thường:
A. Điện phân dung dịch AlCl3.
B. Cho Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.
C. Cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng.
D. Điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit.
Hợp chất X có các tính chất sau:
(1) Là chất có tính lưỡng tính.
(2) Bị phân hủy khi đun nóng.
(3) Tác dụng với dung dịch NaHSO4 cho sản phẩm có chất kết tủa và chất khí.
Vậy chất X là:
A. NaHS.
B. KHCO3.
C. Al(OH)3.
D. Ba(HCO3)2.
Loại thuốc nào sau đây là gây nghiện cho con người?
A. Thuốc cảm pamin.
B. Moocphin.
C. Vitamin C.
D. Penixilin.
Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt không bị ăn mòn điện hóa học?
A. Cu-Fe.
B. Zn-Fe.
C. Fe-C.
D. Ni-Fe.
Cho 13,5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,45 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là:
A. 0,5.
B. 1,4.
C. 2,0.
D. 1,0.
Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (ở hai chu kì liên tiếp, MX < MY) vào nước thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 54,12%.
B. 45,89%.
C. 27,05%.
D. 72,95%.
Tiến hành các thí nghiệm:
(1) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(2) Sục khí O3 vào dung dịch KI.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Sục khí Cl2 vào H2S.
(5) Đun nóng dung dịch bão hòa của NaNO2 và NH4Cl.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Cho các chất: C2H5OH, CH3COOH, C2H2, C2H4. Có bao nhiêu chất sinh ra từ CH3CHO bằng một phản ứng?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Cho các chất Al, AlCl3, Zn(OH)2, NH4HCO3, KHSO4, NaHS, Fe(NO3)2. Số chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl là:
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol KNO3 và b mol Fe(NO3)2 trong bình chân không thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào nước thì thu được dung dịch HNO3 và không có khí thoát ra. Biểu thức liên hệ giữa a và b là:
A. a = 2b.
B. a = 3b.
C. b = 2a.
D. b = 4a.
Hỗn hợp X gồm hai anđehit Y và Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, MY < MZ. Oxi hóa hoàn toàn 10,2 gam X thu được hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức tương ứng. Để trung hòa hỗn hợp axit này cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của Z trong X là:
A. 40%.
B. 43,1%.
C. 56,86%.
D. 54,6%.
Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và NaHCO3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch chứa HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít CO2 (ở đktc). Mặt khác, nung 9 gam X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 2,65.
B. 7,45.
C. 6,25.
D. 3,45.
X, Y là hai hợp chất hữu cơ đơn chức phân tử chỉ chứa C, H, O. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau hoặc khối lượng bằng nhau đều thu được CO2 với tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Số cặp chất X, Y thỏa mãn là:
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
Có các phát biểu sau:
(1) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
(2) Các hiđrocacbon thơm đều có công thức chung là CnH2n+6 với (n6).
(3) Penta-1,3-đien có đồng phân hình học cis-trans.
(4) Isobutan tác dụng với Cl2 chiếu sáng theo tỉ lệ mol 1:1 chỉ thu được 1 sản phẩm hữu cơ.
(5) Hiđrocacbon mạch hở có công thức phân tử C4H8 có 3 đồng phân cấu tạo.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Nung 20,8 gam hỗn hợp X gồm bột sắt và lưu huỳnh trong bình chân không thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất rắn không tan và 4,48 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 9. Giá trị của m là:
A. 6,4.
B. 16,8.
C. 4,8.
D. 3,2.
Hấp thụ hết 0,3 mol khí CO2 vào 2 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa và dung dịch X chứa m1 gam muối. Giá trị của m và m1 lần lượt là:
A. 19,7 và 16,8.
B. 39,4 và 16,8.
C. 13,64 và 8,4.
D. 39,8 và 8,4.
Có 5 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; KHSO4 và KHCO3; BaCl2 và CuSO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra các chất tan trong nước là:
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Một loại supephotphat kép có chứa 87,75% muối canxi đihiđrophotphat còn lại là các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân bón này là:
A. 14,625%.
B. 53,25%.
C. 48.75%.
D. 50,25%
Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố R có tổng số electron trong các phân lớp p là 10. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Khi tham gia phản ứng R vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
B. Số oxi hóa cao nhất của R trong hợp chất là +6.
C. Hợp chất khí của R với hidro có tính khử mạnh.
D. R ở chu kì 2 nhóm VIA.
Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX < MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Giá trị của x là 0,075.
B. X có phản ứng tráng bạc.
C. Phần trăm khối lượng của Y trong M là 40,25%.
D. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%.
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần:
- Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2.
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2.
Giá trị của m là:
A. 164,6.
B. 144,9.
C. 135,4.
D. 173,8.
Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chưa a gam muối. Giá trị của a là:
A. 4,87.
B. 9,74.
C. 8,34.
D. 7,63.
Cho m gam bột sắt vào dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi các phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được a gam kết tủa T gồm hai hiđroxit kim loại. Nung T đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b có thể là:
A. m = 8,225b – 7a.
B. m = 8,575b – 7a.
C. m = 8,4 – 3a.
D. m = 9b – 6,5a.
Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,672 lít N2 (ở đktc) duy nhất và dung dịch chứa 54,9 gam muối. Giá trị của V là:
A. 0,72.
B. 0,65.
C. 0,70.
D. 0,86.
Hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 8,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl; thu được dung dịch Z chứa (m + 10,95) gam muối. Giá trị của m là:
A. 37,2.
B. 46,3.
C. 28,4.
D. 33,1.
Hòa tan hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và V lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm hai khí có tỉ lệ mol 1 : 2. Cho 500 ml dung dịch KOH 1,7M vào Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 26 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 69,35 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
A. 10,08.
B. 11,20.
C. 13,44.
D. 11,20.
Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol hiđro với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là:
A. 0,3.
B. 0,2.
C. 0.4.
D. 0,05.
Cho hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O và MX < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là:
A. 20%.
B. 80%.
C. 40%.
D. 75%.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm ba ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc) thu được 22 gam CO2 và 14,4 gam H2O. Nếu đun nóng cùng lượng hỗn hợp X trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì thu được m gam hỗn hợp ete. Giá trị của V và m lần lượt là:
A. 13,44 và 9,7.
B. 15,68 và 12,7.
C. 20,16 và 7,0.
D. 16,80 và 9,7.