Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết vịnh nào sau đây nằm ở phía nam vịnh Cam Ranh?
A. Vịnh Quy Nhơn.
B. Vịnh Xuân Đài.
C. Vịnh Phan Rí.
D. Vịnh Vân Phong.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết điểm du lịch nào sau đây có khu dự trữ sinh quyển thế giới?
A. Bình Châu.
B. Cà Ná.
C. Mũi Né.
D. Cần Giờ.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có khu kinh tế ven biển?
A. Bắc Ninh.
B. Hà Nam.
C. Quảng Ninh.
D. Hải Dương.
Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019(Đơn vị: triệu người)
Quốc gia | Cam-pu-chia | In-đô-nê-xi-a | Phi-lip-pin | Thái Lan |
Số dân | 16,5 | 268,4 | 108,1 | 66.4 |
Số dân thành thị | 3,9 | 148,4 | 50,7 | 33,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đây có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất?
A. Phi-lip-pin.
B. Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Cam-pu-chia.
Cho biểu đồ:
GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA MA-LAI-XI-A VÀ THÁI LAN NĂM 2010 VÀ 2018
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi giá trị nhập khẩu năm 2018 so với năm 201o của Ma-lai-xi-a và Thái Lan?
A. Thái Lan tăng nhanh hơn Ma-lai-xi-a.
B. Ma-lai-xi-a tăng gấp hai lần Thái Lan.
C. Thái Lan tăng ít hơn Ma-lai-xi-a.
D. Ma-lai-xi-a tăng và Thái Lan giảm.
Biện pháp bảo vệ đất trồng của nước ta là
A. tăng diện tích.
B. chống bão.
C. chống bạc màu.
D. ngăn lũ quét.
Nơi nào sau đây ở nước ta thường xảy ra lũ nguồn?
A. Miền núi.
B. Cửa sông.
C. Đồng bằng.
D. Vùng biển.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Việt Trì có ngành nào sau đây?
A. Luyện kim đen.
B. Hóa chất, phân bón.
C. Sản xuất ô tô.
D. Luyện kim màu.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết Tam Kỳ thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Bình.
B. Quảng Trị.
C. Quảng Ngãi.
D. Quảng Nam.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đảo nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Cát Bà.
B. Cái Bầu.
C. Vĩnh Thực.
D. Cồn Cỏ.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng I cao nhất trong các địa điểm sau đây?
A. A Pa Chải.
B. Hà Tiên.
C. Lũng Cú.
D. Móng Cái.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết sông Tiền đổ ra cửa nào sau đây?
A. Cửa Định An.
B. Cửa Bảy Hạp.
C. Cửa Cung Hầu.
D. Cửa Gành Hào.
Nhiệt điện ở nước ta thuộc ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Cơ khí.
B. Luyện kim.
C. Năng lượng.
D. Vật liệu xây dựng.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm sau đây?
A. Hải Phòng.
B. Nam Định.
C. Hà Nội.
D. Yên Bái.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 25 đi qua địa điểm nào sau đây?
A. Gia Nghĩa.
B. A Yun Pa.
C. An Khê.
D. Đà Lạt.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết tỉnh nào sau đây có khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo?
A. Quảng Bình.
B. Quảng Trị.
C. Nghệ An.
D. Hà Tĩnh.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có số lượng bò nhiều hơn trâu?
A. Lào Cai.
B. Lạng Sơn.
C. Nghệ An.
D. Hà Giang.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có quặng titan?
A. Hàm Tân.
B. Vĩnh Hảo.
C. Di Linh.
D. Đà Lạt.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta nằm xa nhất về phía nam?
A. Trà Vinh.
B. Cà Mau.
C. Vĩnh Long.
D. Bến Tre.
Công nghiệp nước ta phân bố nhiều ở
A. đồng bằng.
B. hải đảo.
C. sơn nguyên.
D. núi cao.
Vấn đề cần quan tâm trong việc đảm bảo nước tưới cho cây trồng ở Đông Nam Bộ là
A. ngăn mặn.
B. thủy lợi.
C. cải tạo đất.
D. chống xói mòn đất.
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Nam Định.
B. Cẩm Phả.
C. Hải Dương.
D. Phúc Yên.
Các đô thị nước ta hiện nay
A. có khả năng tạo ra nhiều việc làm.
B. hầu hết là các trung tâm du lịch lớn.
C. có tổng số dân lớn hơn ở nông thôn.
D. chỉ tập trung hoạt động công nghiệp.
Khai thác thủy sản của nước ta hiện nay
A. sử dụng hoàn toàn thiết bị hiện đại.
B. tập trung hầu hết quanh các đảo nhỏ.
C. được đẩy mạnh ở các tỉnh ven biển.
D. chỉ đánh bắt để phục vụ xuất khẩu.
Hướng phát triển của ngành bưu chính nước ta hiện nay là
A. tăng các quy trình nghiệp vụ thủ công.
B. trở thành ngành kinh doanh hiệu quả.
C. chỉ đầu tư vào các vùng khó khăn.
D. sử dụng lao động chưa qua đào tạo.
Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay
A. theo hướng mở rộng khu kinh tế.
B. đã làm giảm tỉ trọng nông nghiệp.
C. đang diễn ra với tốc độ nhanh.
D. làm hạ thấp tỉ trọng công nghiệp.
Cơ cấu lao động của nước ta hiện nay
A. thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế.
B. có tỉ trọng ở ngành dịch vụ giảm rất nhiều.
C. tăng nhanh tỉ trọng ở nông thôn, thành thị.
D. thường xuyên ổn định, tỉ trọng không đổi.
Hệ thống đảo của nước ta
A. hoàn toàn là đảo ven bờ có diện tích lớn.
B. hầu hết là các đảo lớn có số dân đông đúc.
C. có nhiều thuận lợi cho phát triển thủy sản.
D. là nơi có rất nhiều thế mạnh khai khoáng.
Vùng tiếp giáp lãnh hải của biển nước ta
A. là phần nằm ngầm dưới đáy biển.
B. mở rộng không giới hạn dưới biển.
C. ở phía ngoài lãnh hải rộng 12 hải lí.
D. được xem như bộ phận trên đất liền.
Cây lương thực ở nước ta hiện nay
A. tạo ra được các sản phẩm xuất khẩu.
B. chỉ phân bố ở khu vực đồng bằng.
C. chủ yếu là cây lúa gạo, lúa mì.
D. hầu hết phục vụ cho chăn nuôi.
Cho biểu đồ về khối lượng hàng hóa vận chuyển của một số ngành vận tải nước ta giai đoạn 2010-2019:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
A. Quy mô khối lượng hàng hóa.
B. Chuyển dịch cơ cấu khối lượng hàng hóa.
C. Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa.
D. Cơ cấu khối lượng hàng hóa.
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm | 2010 | 2013 | 2016 | 2019 |
Khai thác biển | 2220,0 | 2607,0 | 3035,9 | 3576,6 |
Khai thác nội địa | 194,4 | 196,8 | 190,2 | 201,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác của nước ta giai đoạn 2010 - 2019, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Kết hợp.
C. Tròn.
D. Đường.
Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A. có nhiều lao động kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá tốt.
B. đô thị hóa mở rộng, kinh tế hàng hóa phát triển.
C. thị trường tiêu thụ lớn, nhiều hoạt động dịch vụ.
D. nguyên liệu dồi dào, dân cư tập trung đông đúc.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có biên độ nhiệt năm nhỏ chủ yếu do tác động của
A. các gió mùa hạ, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió mùa Đông Bắc.
B. thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí nằm ở gần vùng xích đạo.
C. địa hình cao nguyên, gió mùa đông, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh.
D. vùng biển rộng, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, vị trí ở xa chí tuyến.
Biện pháp chủ yếu trong đánh bắt thủy sản gần bờ hiện nay ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. tăng cường tàu thuyền, phương tiện mới.
B. đẩy mạnh chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
C. khai thác hợp lí, chú ý bảo vệ nguồn lợi.
D. tăng cường đầu tư, mở rộng ngư trường.
Biện pháp chủ yếu ứng phó với thiên tai trong nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. thay đổi cơ cấu sản xuất, phát triển thủy lợi.
B. sử dụng đất hợp lí, phát triển nuôi thủy sản.
C. phân bố lại sản xuất, tăng cường chăn nuôi.
D. thúc đẩy việc quy hoạch, giảm diện tích lúa.
Hoạt động nội thương nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do
A. các đô thị mở rộng, hội nhập quốc tế sâu.
B. dân số tăng nhiều phân bố được mở rộng.
C. sản xuất phát triển, chất lượng sống tăng.
D. nông thôn đổi mới, đời sống nhiều tiến bộ.
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
A. mở rộng sản xuất, nâng cao mức sống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. thay đổi cơ cấu kinh tế, phát huy thế mạnh, tạo nông sản xuất khẩu.
C. tạo sản phẩm hàng hóa, đa dạng sản xuất, nâng cao vị thế của vùng.
D. thu hút đầu tư, mở rộng phân bố sản xuất, tạo nhiều việc làm.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là
A. thu hút nguồn ngoại tệ, nâng cao vị thế của vùng.
B. nâng cao nguồn thu nhập, phát triển sản xuất.
C. thay đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa kinh tế.
D. phát triển dịch vụ, sử dụng hiệu quả lao động.
Giải pháp chủ yếu phát triển cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. mở rộng vùng chuyên canh, tăng năng suất, sử dụng nhiều máy móc.
B. tăng diện tích, sử dụng tiến bộ kĩ thuật, gắn với chế biến và dịch vụ.
C. đẩy mạnh chuyên môn hóa, tăng sản lượng, ứng dụng kĩ thuật mới.
D. tăng sự liên kết, phát triển thị trường, đẩy mạnh sản xuất thâm canh.