Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nguồn lợi thủy sản ven bờ nước ta bị giảm sút rõ rệt do

A. nước biển dâng cao.

B. khai thác quá mức.

C. có nhiều cơn bão.

D. sạt lở bờ biển.

Câu 2:

Biện pháp để tránh thiệt hại khi có bão mạnh ở nước ta là

A. chống cháy rừng.

B. xây hồ tích nước.

C. sơ tán dân.

D. ban hành Sách đỏ.

Câu 3:

Công nghiệp nước ta hiện nay

A. chỉ có khai thác.

B. có nhiều ngành.

C. tập trung ở miền núi.

D. sản phẩm ít đa dạng.

Câu 4:

Tiềm năng thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống

A. sông Đồng Nai.

B. sông Hồng.

C. sông Mã.

D. sông Cả.

Câu 5:

Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu của việc khai thác chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. thủy lợi.

B. bảo vệ rừng.

C. trồng rừng.

D. tăng diện tích đất.

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích lớn nhất?

A. Quảng Trị.

B. Hà Tĩnh.

C. Quảng Bình.

D. Nghệ An.

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ nào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai?

A. Hồ Trị An.

B. Hồ Hòa Bình.

C. Hồ Kẻ Gỗ.

D. Hồ Thác Bà.

Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trong các địa điểm sau đây, địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất?

A. Lũng Cú.

B. Hà Tiên.

C. Huế.

D. Hà Nội.

Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Di Linh?

A. Núi Nam Decbri.

B. Núi Lang Bian.

C. Núi Braian.

D. Núi Chư Pha.

Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh sau đây?

A. Điện Biên.

B. Lai Châu.

C. Thái Bình.

D. Sơn La.

Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc tỉnh Bình Định?

A. Biên Hòa.

B. Nha Trang.

C. Quy Nhơn.

D. Vũng Tàu.

Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn nhất?

A. Hà Giang.

B. Nam Định.

C. Lào Cai.

D. Cao Bằng.

Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm Huế?

A. Luyện kim.

B. Đóng tàu.

C. Dệt may.

D. Hóa chất.

Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sau đây?

A. Quảng Ngãi.

B. Nha Trang.

C. Tây Ninh.

D. Bảo Lộc.

Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông?

A. Cảng Việt Trì.

B. Cảng Hải Phòng.

C. Cảng Cái Lân.

D. Cảng Cửa Lò.

Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là di sản thiên nhiên thế giới?

A. Vịnh Hạ Long.

B. Cố đô Huế.

C. Di tích Mỹ Sơn.

D. Phố cổ Hội An.

Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy điện nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng?

A. Na Dương.

B. Phả Lại.

C. Thác Bà.

D. Hòa Bình.

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết điểm khai thác crôm Cổ Định thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Hà Tĩnh.

B. Quảng Bình.

C. Thanh Hóa.

D. Nghệ An.

Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết hồ Phú Ninh thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Phú Yên.

B. Bình Định.

C. Quảng Ngãi.

D. Quảng Nam.

Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết kênh Phụng Hiệp nối Cà Mau với địa điểm nào sau đây?

A. U Minh.

B. Ngã Bảy.

C. Năm Căn.

D. Vị Thanh.

Câu 21:

Cho bảng số liệu:

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A

(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, cho biết năm nào sau đây In-đô-nê-xi-a nhập siêu?

A. Năm 2010.

B. Năm 2015.

C. Năm 2017.

D. Năm 2018.

Câu 22:

Cho biểu đồ:

GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO NĂM 2010 VÀ 2018

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sự thay đổi GDP năm 2018 với năm 2010 của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po?

A. Xin-ga-po tăng nhiều hơn Ma-lai-xi-a.

B. Ma-lai-xi-a tăng nhiều hơn Xin-ga-po.

C. Ma-lai-xi-a tăng nhanh hơn Xin-ga-po.

D. Xin-ga-po tăng gấp hai lần Ma-lai-xi-a.

Câu 23:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên

A. nhiệt độ trung bình năm cao.

B. mưa tập trung theo mùa.

C. giàu có các loại khoáng sản.

D. có các quần đảo ở xa bờ.

Câu 24:

Lao động nước ta hiện nay

A. tăng nhanh, còn thiếu việc làm.

B. đông đảo, thất nghiệp còn rất ít.

C. chủ yếu công nhân kĩ thuật cao.

D. tập trung toàn bộ ở công nghiệp.

Câu 25:

Các đô thị ở nước ta hiện nay

A. chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.

B. có tỉ lệ thiếu việc làm rất cao.

C. có thị trường tiêu thụ đa dạng.

D. tập trung đa số dân cư cả nước.

Câu 26:

Tỉ lệ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của

A. sự phát triển nền kinh tế.

B. sự mở rộng nông nghiệp.

C. việc tăng trưởng dịch vụ.

D. cơ cấu kinh tế đa dạng.

Câu 27:

Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay

A. tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.

C. có hiệu quả cao và luôn ổn định.

B. nuôi nhiều trâu và bò lấy sức kéo.

D. chỉ sử dụng giống năng suất cao.

Câu 28:

Hoạt động trồng rừng nước ta hiện nay

A. tập trung hầu hết ở vùng đồng bằng.

B. có sự tham gia nhiều của người dân.

C. chỉ tập trung để trồng rừng sản xuất.

D. hoàn toàn do Nhà nước thực hiện.

Câu 29:

Giao thông vận tải đường ống nước ta

A. phát triển gắn với ngành dầu khí.

B. có mạng lưới phủ rộng khắp nước.

C. chỉ dành riêng vận tải nước ngọt.

D. nối liền các tuyến vận tải quốc tế.

Câu 30:

Các đảo ven bờ nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển

A. đánh bắt cá và hoạt động du lịch.

B. khai thác khoáng sản và vận tải.

C. trồng cây lương thực và rau quả.

D. nuôi các gia súc lớn và gia cầm.

Câu 31:

Nước ta hiện nay có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh chủ yếu do

A. mức sống tăng, đẩy mạnh công nghiệp hóa.

B. sản xuất phát triển, hội nhập kinh tế thế giới.

C. đẩy mạnh hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất đa dạng.

Câu 32:

Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là

A. nhiều lao động kĩ thuật, cơ sở hạ tầng tiến bộ.

B. dân trí nâng cao, có nhiều trung tâm giáo dục.

C. dân số đông, nhiều đô thị, sản xuất phát triển.

D. thị trường lớn, vị trí thuận lợi, dân đô thị nhiều.

Câu 33:

Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. giáp Đông Nam Bộ, có các loại khoáng sản.

B. thu hút được nhiều đầu tư, có các cảng biển.

C. có trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp.

D. cơ sở hạ tầng phát triển, nhiều nguyên liệu.

Câu 34:

Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. đẩy mạnh trồng trọt, tạo cách sản xuất mới.

B. giải quyết việc làm, nâng cao vị thế của vùng.

C. phát triển hàng hóa, nâng cao chất lượng sống.

D. khai thác các tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Câu 35:

Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do

A. xâm nhập mặn rộng, hạn hán, thiếu nước ngọt.

B. bề mặt sụt lún, nhiều vùng bị phèn và mặn hóa.

C. sạt lở bờ biển, nước biển dâng và nhiệt độ tăng.

D. khô hạn kéo dài, vùng rừng ngập mặn thu hẹp.

Câu 36:

Cho biểu đồ về dân số nông thôn và thành thị của nước ta giai đoạn 2010 - 2019:

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô, cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

B. Thay đổi quy mô dân số nông thôn và thành thị.

C. Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

D. Tốc độ tăng trưởng dân số nông thôn và thành thị.

Câu 37:

Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của

A. các dãy núi, áp thấp, bão và vận động Tân kiến tạo.

B. sông ngòi, sóng biển, thủy triều và quá trình nội lực.

C. đồng bằng ở ven biển, đồi núi và vận động kiến tạo.

D. thủy triều, thềm lục địa, các đồng bằng và cồn cát.

Câu 38:

Cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của

A. chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các sản phẩm giá trị.

B. đa dạng hóa nông nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

C. sản xuất theo hướng hàng hóa, nhu cầu lớn của người dân.

D. ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết việc làm.

Câu 39:

Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. khai thác hợp lí tự nhiên, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa.

B. đa dạng hóa nông nghiệp, bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường.

C. đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, gắn liền các lãnh thổ với nhau.

D. khai thác thế mạnh mỗi vùng, tạo sự liên kết sản xuất lãnh thổ.

Câu 40:

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NỘI ĐỊA CỦA NƯỚC TA NĂM 2015 VÀ 2019

(Đơn vị: Nghìn ha)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa của nước ta năm 2015 và 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền.

B. Kết hợp.

C. Đường.

D. Tròn.