Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 14)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nguồn lợi hải sản của nước ta bị giảm sút rõ rệt do
A. nước biển dâng cao.
B. nhiều thiên tai lớn.
C. khai thác quá mức
D. nuôi trồng phát triển.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu tần suất của bão lớn nhất?
A. Đông Bắc Bộ.
B. Nam Trung Bộ.
C. Tây Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có tổng lượng mưa từ tháng XI-IV lớn nhất?
A. Huế.
B. Hà Nội.
C. Hà Tiên.
D. Móng Cái.
Vùng trời Việt Nam có ranh giới trên biển là
A. toàn bộ mặt biển và không gian các đảo.
B. bên trong lãnh hải và không gian các đảo.
C. toàn bộ không gian trên các đảo, quần đảo.
D. bên ngoài lãnh hải và không gian các đảo.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết lát cắt AB, đi qua đỉnh núi nào sau đây?
A. Núi Tam Đảo.
B. Núi Phía Bắc
C. Núi Phia Boóc
D. Núi Phía Nam
Hoạt động của bão ở nước ta ngày một gia tăng do
A. phát triển mạnh kinh tế biển.
B. biến đổi khí hậu toàn cầu.
C. dân cư tập trung ở ven biển.
D. việc phòng chống hạn chế.
Biện pháp bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta là
A. mở rộng xuất khẩu.
B. lập vườn quốc gia
C. đẩy mạnh chế biến.
D. tích cực khai thác
Cho bảng số liệu
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt, chế độ mưa của Hà Nội?
A. Nhiệt độ, lượng mưa đồng đều giữa các tháng trong năm.
B. Mùa mưa từ tháng 9 – tháng 3, tháng còn lại là mùa khô.
C. Các tháng có lượng mưa lớn là các tháng có nền nhiệt thấp.
D. Nhiệt độ các tháng đều khá cao, thể hiện nóng quanh năm.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi Braian thuộc cao nguyên nào sau đây?
A. Đắk Lắk.
B. Mơ Nông.
C. Lâm Viên.
D. Di Linh.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào có độ cao trung bình lớn nhất trong các cao nguyên sau đây?
A. Đắk Lắk.
B. Pleiku.
C. Mơ Nông.
D. Lâm Viên.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào trong số các tỉnh sau đây có đường biên giới dài nhất?
A. Quảng Bình.
B. Quảng Trị.
C. Hà Tĩnh.
D. Nghệ An.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây tập trung ven sông Tiền, sông Hậu?
A. Đất phù sa
B. Đất cát biển.
C. Đất mặn.
D. Đất phèn.
Vùng biển mà ở đó nước ta thực hiện chủ quyền như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là
A. vùng tiếp giáp lãnh hải.
B. vùng đặc quyền kinh tế.
C. vùng nội thuỷ
D. vùng lãnh hải.
Ở nước ta lũ quét thường xảy ra ở các vùng
A. đồi núi dốc mất rừng.
B. cao nguyên bằng phẳng.
C. hạ lưu những sông lớn.
D. đồng bằng ven biển.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi cánh cung nào sau đây gần biển nhất?
A. Bắc Sơn.
B. Đông Triều.
C. Sông Gâm.
D. Ngân Sơn.
Cho biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG I; THÁNG VII VÀ TRUNG BÌNH NĂM CỦA HÀ NỘI, ĐÀ NẴNG TRONG MỘT NĂM
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của hai địa điểm trên?
A. Hai địa điểm đều có nền nhiệt cao, ổn định suốt cả năm.
B. Nền nhiệt của Đà Nẵng cao hơn và ổn định hơn Hà Nội.
C. Nền nhiệt của Hà Nội luôn thấp và ổn định hơn Đà Nẵng.
D. Biên độ nhiệt giữa tháng VII – Đà Nẵng cao hơn Hà Nội.
Đại bộ phận lãnh thổ phần đất liền của nước ta nằm trong khu vực giờ số 7 là do
A. lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam.
B. lãnh thổ hẹp ngang chiều đông sang tây.
C. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
D. nằm hoàn toàn ở bán cầu Đông Trái Đất.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có nhiệt độ trung bình tháng I thấp nhất?
A. Hà Nội.
B. Hà Tiên.
C. Lũng Cú.
D. Huế.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết Sông Chu thuộc lưu vực của hệ thống sông nào sau đây?
A. Sông Mã.
B. Sông Hồng.
C. Sông Thu Bồn.
D. Sông Cả.
Đặc điểm nào sau đây của vị trí địa lí, quy định khí hậu nước ta có hai mùa mưa - khô rõ rệt?
A. Vị trí liền kề với biển Đông, kho nhiệt ẩm lớn.
B. Nằm trọn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc
C. Nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
D. Trong khu vực gió mùa châu Á.
Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới chủ yếu do vị trí
A. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc
B. nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á.
C. tiếp giáp với biển Đông là kho nhiệt ẩm không lỗ.
D. vừa gắn với đại lục Á – Âu, vừa hướng ra biển Đông.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây không có phụ lưu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ?
A. Sông Cả.
B. Sông Mã.
C. Sông Hồng.
D. Sông Ba
Rừng của nước ta hiện nay
A. phân bố đều khắp cả nước
B. chủ yếu rừng trồng mới.
C. chất lượng chưa phục hồi.
D. đang giảm về diện tích.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết Voi có nhiều ở phân khu động vật nào sau đây?
A. Tây Bắc
B. Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Đông Bắc
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết đảo nào sau đây thuộc Vịnh Bắc Bộ?
A. Đảo Cái Bầu.
B. Đảo Cồn Cỏ.
C. Đảo Lý Sơn.
D. Đảo Phú Quý.
Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định bằng
A. ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
B. ranh giới ngoài đặc quyền kinh tế.
C. đường cơ sở nối các đảo gần bờ.
D. bờ biển chạy dài từ Bắc vào Nam.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi cao nhất trong các núi sau đây?
A. Kon Ka Kinh.
B. Chư Pha
C. Ngọc Linh.
D. Nam Decbri.
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường nước ta biểu hiện ở
A. số loài thực vật tăng.
B. thiên tai lớn gia tăng.
C. diện tích rừng tăng.
D. nhiều giống cây mới.
Cho biểu đồ về mưa và lưu lượng dòng chảy tại trạm Sơn Tây của sông Hồng
(Nguồn theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy các tháng của sông Hồng tại Sơn Tây.
B. Cơ cấu tổng lượng mưa và lưu lượng dòng chảy của sông Hồng tại Sơn Tây.
C. Quy mô, cơ cấu lượng mưa và lưu lượng dòng chảy của sông Hồng tại Sơn Tây.
D. Tốc độ tăng của lượng mưa và lưu lượng dòng chảy của sông Hồng tại Sơn Tây.
Vùng núi Đông Bắc của nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Với địa hình núi cao và đồ sộ nhất cả nước, nhiều thung lũng và vực sâu.
B. Gồm nhiều dãy núi chạy so le và song song, cao ở hai đầu và thấp ở giữa
C. Gồm các dãy núi cánh cung quy tụ về một nơi, quay bề lồi ra phía Đông.
D. Địa hình có sự phân bậc khá rõ rệt với nhiều cao nguyên badan xếp tầng.
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2017
(Đơn vị:%)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 2000 và 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường.
B. Miền.
C. Tròn.
D. Kết hợp.
Địa hình ven biển nước ta đa dạng, chủ yếu do sự kết hợp của các nhân tố
A. con người cùng với các quá trình phong hóa mạnh.
B. nội lực, hoạt động kinh tế biển, ảnh hưởng của bão.
C. nội lực kết hợp với sóng, gió, thủy triều và sông.
D. sóng, thủy triều, dòng biến, tác động của con người.
Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, nguyên nhân chủ yếu do
A. đất nước nhiều đồi núi, tổng lượng mưa trong năm lớn.
B. hướng núi, hướng nghiêng địa hình Tây Bắc - Đông Nam.
C. lãnh thổ hẹp ngang, hướng nghiêng địa hình ra phía biển.
D. lượng mưa lớn, nhiều sông từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
Đai nhiệt đới gió mùa ở phần lãnh thổ phía Nam có giới hạn cao hơn so với phần lãnh thổ phía Bắc, nguyên nhân chủ yếu do
A. núi cao tập trung ở phía Bắc, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh khác nhau.
B. vị trí gần, xa so với xích đạo và chí tuyến của hai phần lãnh thổ nước ta
C. độ chênh về góc nhập xa và thời gian chiếu sáng giữa hai phần lãnh thổ.
D. mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khác nhau ở hai phần lãnh thổ.
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng về thổ nhưỡng của vùng đồi núi nước ta là do
A. việc khai thác và sử dụng đất của con người khác nhau giữa các vùng.
B. quá trình phong hóa diễn ra không đồng nhất giữa các vùng đồi và núi.
C. lịch sử hình thành qua nhiều giai đoạn tạo các nền địa chất khác nhau.
D. sự phân hóa phức tạp của khí hậu cùng với sự đa dạng sinh vật, đá mẹ.
Phân hóa mưa theo không gian ở nước ta, chủ yếu do
A. hoàn lưu khí quyển kết hợp với đặc điểm địa hình.
B. ảnh hưởng sâu sắc của biển và hình dáng lãnh thổ.
C. dải hội tụ nhiệt đới và các dòng biển nóng ven bờ.
D. hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, khối khí ẩm.
Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động kết hợp của
A. địa hình núi đồi, cao nguyên và các hướng gió thổi qua biển trong năm.
B. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hai sườn dãy núi Trường Sơn.
C. các gió hướng tây nam nóng ẩm và địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng.
D. dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc
Sự phân hóa Đông - Tây của thiên nhiên nước ta chủ yếu do
A. lãnh thổ rộng, hợp không đều và hoạt động của gió mùa.
B. hoạt động của gió mùa kết hợp với độ cao và hướng núi.
C. hướng nghiêng địa hình và mức độ ảnh hưởng của biển.
D. ảnh hưởng của biển Đông kết hợp với hình dáng lãnh thổ.
Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam ở nước ta, nguyên nhân chủ yếu do
A. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nhiều dãy núi hướng Đông Tây.
B. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần từ Bắc vào Nam
C. thời gian giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh thu hẹp khi ra Bắc
D. sự phân hóa tổng số giờ nắng giữa các vùng miền trên lãnh thổ.
Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta vào mùa đông có nhiều biến động thời tiết chủ yếu do tác động của
A. hoạt động của frông, gió mùa Đông Bắc và các dãy núi vòng cung.
B. Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Đông Bắc và hoạt động của trông.
C. vùng đồi núi rộng và Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của trông.
D. gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông và hướng của các dãy núi.