Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 15)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số lớn nhất Tây Nguyên?
A. Đà Lạt.
B. Buôn Ma Thuột.
C. Pleiku.
D. Kon Tum.
Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta?
A. Diễn ra nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
B. Diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
C. Diễn ra nhanh nhưng trình độ đô thị hóa thấp.
D. Nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thế giới.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết tên các cao nguyên ở Tây Nguyên theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A. Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Lâm Viên.
B. Pleiku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Kon Tum.
C. Lâm Viên, Đắk Lắk, Pleiku, Kon Tum.
D. Pleiku, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên.
Tên 3 đai cao của thiên nhiên nước ta xếp từ thấp đến cao là:
A. nhiệt đới gió mùa, ôn đới lục địa, cận nhiệt gió mùa trên núi.
B. nhiệt đới lục địa, cận nhiệt ẩm trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
C. nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa trên núi, cận nhiệt gió mùa trên núi.
D. nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
Đặc điểm nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta?
A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
B. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
C. Có tác phong công nghiệp, chuyên nghiệp.
D. Cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết biên độ nhiệt năm thấp nhất thuộc về biểu đồ khí hậu nào dưới đây?
A. Thanh Hóa
B. Cà Mau.
C. Sa Pa
D. Đồng Hới.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết diện tích đất phèn tập trung chủ yếu ở vùng nào dưới đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng Bằng sông Cửu Long.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết đỉnh lũ của sông Mê Công rơi vào tháng nào đưới đây?
A. XI.
B. IX.
C. XII.
D. X.
Phát biểu nào sau đây đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc?
A. Cao ở hai đầu, thấp ở giữa
B. Cao nhất nước ta
C. Núi thấp chiếm ưu thế.
D. Hướng núi vòng cung.
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Ngãi.
B. Phan Thiết.
C. Nha Trang.
D. Quy Nhơn.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết đường bờ biển nước ta kéo dài từ đầu đến đâu?
A. Hải Phòng đến Kiên Giang.
B. Quảng Ninh đến Cà Mau.
C. Móng Cái đến Hà Tiên.
D. Móng Cái đến Cà Mau.
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây vừa có khu kinh tế ven biển vừa có khu kinh tế cửa khẩu?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Bình.
C. Bình Định.
D. Thanh Hóa
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh (thành) nào sau đây xuất siêu?
A. Bình Dương.
B. Lạng Sơn.
C. Hải Phòng.
D. Đồng Nai.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không có hướng vòng cung?
A. Pu Đen Đinh.
B. Bắc Sơn.
C. Đông Triều.
D. Ngân Sơn.
Các loại gió chính thổi vào mùa đông của nước ta là
A. gió mùa Tây Nam, gió địa phương.
B. gió mùa Đông Bắc, tín phong bán cầu Nam.
C. gió mùa Đông Bắc, tín phong bán cầu Bắc
D. gió mùa Tây Nam, gió Tây Nam.
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào có sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên đầu người thấp nhất trong các tỉnh sau?
A. Thanh Hóa
B. Phú Thọ.
C. Lai Châu.
D. Thái Bình.
Nhân tố nào dưới đây không quy định tính đa dạng của thiên nhiên nước ta?
A. Gió mùa, biển Đông, hình dạng lãnh thổ kéo dài.
B. Vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến, núi thấp.
C. Sinh vật, cấu trúc địa hình, các khối khí qua biển.
D. Núi cao, núi trung bình, hướng địa hình, hướng nghiêng
Nhận định nào dưới đây không chính xác với đặc điểm lãnh thổ nước ta?
A. Biên giới trên bộ dài nhất là biên giới Việt - Lào.
B. Lãnh thổ nước ta gồm 3 bộ phận hợp thành.
C. Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài theo chiều Bắc – Nam.
D. Vùng đất gồm toàn bộ diện tích phần đất liền.
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2018
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với diện tích và sản lượng lúa của các vùng ở nước ta năm 2018?
A. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất.
B. Đồng bằng sông Hồng có diện tích đứng thứ 2, sản lượng đứng thứ 3.
C. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng gấp 5 lần đồng bằng sông Hồng.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích và sản lượng lúa ít hơn Đông Nam Bộ.
Điểm khác nhau chủ yếu giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là
A. Tây Bắc có các thung lũng sông cùng hướng núi, Đông Bắc không có.
B. Tây Bắc chủ yếu núi thấp, Đông Bắc có nhiều đỉnh trên 2000m.
C. Tây Bắc cao đồ sộ nhiều đỉnh trên 2000m, Đông Bắc chủ yếu là núi thấp.
D. Tây Bắc hướng núi vòng cung, Đông Bắc hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra ở miền Trung là biểu hiện của quá trình
A. xâm thực.
B. vận chuyển.
C. thổi mòn.
D. bồi tụ.
Chức năng bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh vật là của loại rừng nào sau đây?
A. Rừng phòng hộ.
B. Rừng trồng mới.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng đặc dụng.
Tác động chủ yếu của đô thị hóa tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta là
A. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
D. tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nửa sau mùa đông tới khí hậu miền Bắc là
A. giảm bớt hanh khô, gây mưa phùn và độ ẩm cao.
B. mưa lớn nửa đầu mùa đông, bão hoạt động mạnh.
C. tạo mùa khô sâu sắc, độ ẩm giảm, không có mưa.
D. mùa khô ngắn, khô hanh, hạn hán, thời tiết lạnh.
Cho biểu đồ:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa các mùa vụ của nước ta năm 2018 so với năm 2010?
A. Lúa mùa tăng, lúa đông xuân tăng.
B. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân tăng.
C. Lúa đông xuân giảm, lúa mùa tăng.
D. Lúa hè thu và thu đông giảm, lúa mùa tăng.
Trong bài thơ Tây Tiến, hai câu thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”, nhà thơ Quang Dũng đã nhắc đến vùng núi nào của nước ta dưới đây?
A. Trường Sơn Bắc
B. Đông Bắc
C. Trường Sơn Nam
D. Tây Bắc
Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng thời tiết nóng khô ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta vào mùa hạ?
A. Ảnh hưởng của gió Lào khô nóng thổi từ phía Tây sang.
B. Chịu ảnh hưởng của gió mùa hạ khô nóng.
C. Gió mùa Tây Nam bị biến tính khi vượt qua dãy Trường Sơn.
D. Ảnh hưởng của gió Tín Phong khô nóng từ biển thổi vào.
Miền Bắc có sự xuất hiện nhiều loài sinh vật có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới chủ yếu do
A. nằm trên đường di cư của các loài sinh vật, có mùa đông lạnh.
B. có hai mùa mưa khô rõ rệt, hướng nghiêng địa hình.
C. địa hình đồi núi chiếm ưu thế, nhiều đỉnh cao trên 2000m.
D. có mùa đông lạnh, địa hình phân bậc theo đai cao.
Biển Đông có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên phần đất liền nước ta chủ yếu do
A. hướng nghiêng địa hình thấp dần ra biển.
B. có nhiều vùng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
C. hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.
D. biển Đông là một vùng biển rộng lớn.
Sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta ngày càng gia tăng chủ yếu do
A. chính sách kế hoạch hóa gia đình.
B. tư tưởng trọng nam khinh nữ.
C. tốc độ gia tăng dân số giảm.
D. hậu quả của chiến tranh.
Một trong những giải pháp hiệu quả để chống xói mòn đất ở vùng núi là
A. đẩy mạnh trồng cây lương thực
B. phát triển mô hình kinh tế trang trại.
C. làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá.
D. phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.
Nguyên nhân gây tình trạng ngập lụt ở đồng bằng duyên hải miền Trung là
A. có để sống, để biển bao bọc quanh các mặt đất thấp.
B. đồng bằng thấp, bằng phẳng, mật độ xây dựng cao.
C. do triều cường, mưa bão lớn, hệ thống sông lớn.
D. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển chủ yếu do
A. nền nông nghiệp trồng lúa nước thu hút dân cư.
B. địa hình đồng bằng bằng phẳng, đất đai màu mỡ.
C. lịch sử lâu đời, có nhiều đô thị hình thành sớm.
D. kinh tế phát triển đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ.
Cho biểu đồ về sinh, tử của nước ta giai đoạn 1960 - 2014:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tình hình tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. Cơ cấu tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
D. Tốc độ tăng trưởng tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
Nếu ở chân núi Phanxipăng (3143 m) có nhiệt độ là 20,90C thì theo quy luật đại cao, nhiệt độ ở đỉnh núi này sẽ là:
A. 10,8°C
B. 2,0°C
C. 12,8°C
D. 5°C
Ở nước ta đất feralit chiếm phần lớn diện tích chủ yếu là do
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc và địa hình nhiều đồi núi.
B. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
C. xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
D. vùng đồi núi có độ dốc lớn và có tổng lượng mưa lớn.
Sông ngòi ở Trung Bộ có lũ lên nhanh rút nhanh chủ yếu do
A. mưa lớn tập trung, sông ngắn, dốc, đồng bằng nhỏ hẹp.
B. mạng lưới sông hình nan quạt, đồng bằng bằng phẳng.
C. ít hồ điều tiết lũ, rừng bị tàn phá, địa hình nhiều đồi núi.
D. diện tích lưu vực lớn, địa hình có độ dốc lớn, nhiều bão.
Phương hướng quan trọng nhằm giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị nước ta là
A. thực hiện tốt chính sách dân số
B. phân bố lại dân cư và lao động.
C. đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
D. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo vụ của nước ta giai đoạn 2012 - 2015, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Kết hợp.
C. Cột.
D. Đường.
Nhân tố tạo ra sự đối lập hai mùa giữa Tây Nguyên và ven biển Nam Trung Bộ là
A. dãy Trường Sơn, gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc
B. dãy Trường Sơn, gió mùa Đông Bắc, tín phong bán cầu
C. khối khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương, gió mùa Đông Bắc
D. dãy Trường Sơn, gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc